Connect with us

Đồ chơi số

Cá nhân hóa bản đồ Google My Maps có thể gây hiểu lầm

Bản đồ khu vực lây nhiễm nCov tại Hà Nội lan truyền những ngày qua là bản đồ cá nhân, tuỳ biến trên Google My Maps, không phải của Google. 

Đường dẫn bản đồ với ghi chú Khu vực lây nhiễm virus nCov tại Hà Nội đến từ tên miền google.com nên được nhiều người dùng cho là sản phẩm của Google và chia sẻ nhiều trên các trang mạng xã hội. Tuy nhiên, phần thông tin chung khi mở bản đồ này tỏ ra khá sơ sài, không ghi nguồn cung cấp và phần thực hiện lại là tên của một nhóm người. 

Theo anh Đỗ Tuấn Anh, một chuyên gia về ứng dụng di động, bản đồ đang được mọi người chia sẻ thực chất là một bản đồ cá nhân hóa từ tính năng My Maps. Chủ nhân của nó lấy thông tin người nhiễm, hoặc người tiếp xúc với người nhiễm virus nCov xuất hiện trên mạng xã hội và tạo thành dạng bản đồ để người xem dễ theo dõi. “Thông tin không có tính xác thực bởi không xuất phát từ nguồn uy tín. Hơn nữa, bản đồ do cá nhân tạo ra nên không thể kiểm soát khi nào họ thay đổi hoặc lý do, mục đích là gì”, anh Tuấn Anh nói và cho rằng người dùng nên thận trọng khi tham khảo thông tin từ đây. 

Sau khoảng ba ngày xuất hiện trên mạng xã hội, đường dẫn bản đồ tùy biến nói trên đã không còn truy cập được.  

Chỉ cần có tài khoản Google, người dùng đã có thể tạo một bản đồ cho riêng mình với My Maps. 

Chỉ cần có tài khoản Google, người dùng đã có thể tạo một bản đồ cho riêng mình với My Maps. 

Với dữ liệu Google Maps gốc, người dùng gần như không thể can thiệp và thay đổi các thông tin có sẵn. Bất kỳ cá nhân, tổ chức nào muốn thêm một địa điểm trên bản đồ đều cần nhiều khâu xác thực bởi chính Google hoặc các cộng tác viên bản địa trước khi công khai với người dùng phổ thông. 

Tính năng My Maps ra đời năm 2017 đã giúp người dùng tận dụng toàn bộ kho dữ liệu khổng lồ của Google Maps nhưng biến chúng thành “của riêng” khi được phép tùy biến thoải mái. Bất kỳ ai có tài khoản Google đều có thể tạo riêng cho mình một bản đồ dạng như “Các quán ăn ngon ở Hà Nội” hay “Các quán cafe đẹp ở Sài Gòn”… Tên gọi, tọa độ của các địa điểm hiển thị được đặt tùy thích và không cần qua các khâu kiểm duyệt.

Người dùng cũng có thể chia sẻ các bản đồ cá nhân hóa này đến bạn bè thông qua đường dẫn. Tuy nhiên, Google luôn kèm cảnh báo đây là tính năng bản đồ nguồn mở và không chịu trách nhiệm về các thông tin do cộng đồng tự đưa lên. 

Bản đồ số về Covid-19 tại Hàn Quốc hiển thị người nhiễm và các địa điểm mà họ đã ghé qua. Ảnh: Yonhap News

Bản đồ số về Covid-19 tại Hàn Quốc hiển thị người nhiễm và các địa điểm mà họ đã ghé qua. Ảnh: Yonhap News

Việc lập một bản đồ riêng để hiển thị vị trí, thông tin của các ca nhiễm virus nCov đã xuất hiện ở Hàn Quốc và Singapore. Tuy nhiên, những bản đồ số như Corona Map tại Hàn Quốc hay Coronavirus Maps ở Singapore đều do các tổ chức uy tín, sử dụng nguồn dữ liệu chính thống từ chính phủ nên có độ tin cậy cao.

Đại diện Google Việt Nam không đưa ra phản hồi chính thức về sự việc nhưng khẳng định Google Maps không phát đi bất kỳ thông tin nào về Covid-19 cũng như định vị các thông tin liên quan trên cả phiên bản web lẫn trên ứng dụng Google Maps. 

Nguồn: Vnexpress.net (https://vnexpress.net/so-hoa/ca-nhan-hoa-ban-do-google-my-maps-co-the-gay-hieu-lam-4066614.html)

Đồ chơi số

Ứng dụng NCOVI đạt 1 triệu lượt tải

Ứng dụng khai báo y tế liên quan đến dịch Covid-19 đạt một triệu lượt tải và hơn 500 nghìn lượt khai báo sau gần 10 ngày ra mắt.

Tính đến trưa ngày 18/3, ứng dụng NCOVI đã đạt 1.040.000 lượt tải trên các kho ứng dụng, số bản ghi khai báo y tế tự nguyện là 550.000, theo thống kê của Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT). 

NCOVI và Vietnam Health Declaration là hai ứng dụng khai báo sức khỏe tự nguyện dành cho người Việt Nam và khách nhập cảnh ra mắt ngày 9/3. Dựa trên dữ liệu được người dùng chia sẻ, hệ thống y tế sẽ biết được các trường hợp cần chú ý để hỗ trợ nhanh nhất.

Các ứng dụng khai báo sức khỏe và theo dõi tình hình Covid-19 được người Việt tải về nhiều. 

Các ứng dụng khai báo sức khỏe và theo dõi tình hình Covid-19 được người Việt quan tâm. 

Sau khi ra mắt, ứng dụng NCOVI liên tục là ứng dụng được tải về nhiều trên hai kho ứng dụng dành cho iPhone và Android. Đến trưa ngày 20/3, NCOVI là ứng dụng được tải về nhiều nhất ở hạng mục Sức khỏe, và đứng thứ ba trên App Store ở Việt Nam, còn trên Google Play, đây cũng là ứng dụng Y tế phổ biến hàng đầu.

Trong một tháng qua, bảng xếp hạng ứng dụng cho smartphone tại Việt Nam liên tục thay đổi. Trước đây, các ứng dụng mua sắm, mạng xã hội, liên tục dẫn đầu, nay đã nhường chỗ cho các ứng dụng khai báo sức khỏe và ứng dụng hỗ trợ làm việc tại nhà. Trong khoảng một tuần qua, ứng dụng dẫn đầu trên các bảng xếp hạng app được tải về nhiều nhất là Zoom Cloud Meetings – ứng dụng phòng họp ảo được nhiều công ty và trường học ứng dụng để hỗ trợ việc họp và học tại nhà. 

Bên cạnh NCOVI và Vietnam health declaration, một số ứng dụng khác như Sức khỏe Việt Nam (của Bộ Y tế), Hà Nội Smartcity (của TP Hà Nội) cũng được khuyên cài để có thể theo dõi được tình hình dịch bệnh, cách phòng tránh lây lan một cách hiệu quả nhất. 

Lưu Quý

Nguồn: Vnexpress.net (https://vnexpress.net/so-hoa/ung-dung-ncovi-dat-1-trieu-luot-tai-4072216.html)

Tiếp tục đọc

Đồ chơi số

Galaxy S20 gặp lỗi tự khởi động

Một số mẫu Galaxy S20 gặp lỗi tự khởi động khi đang sử dụng, chủ yếu là các model chạy chip Exynos.

Trên XDA Developers, Reddit, mạng xã hội cũng như trang diễn đàn cộng đồng của Samsung, người dùng cho biết Galaxy S20 (gồm Galaxy S20, S20+ và S20 Ultra) của họ thường xuyên tự khởi động khi đang thao tác. Vấn đề này dễ xảy ra nếu rút cáp khi đang sạc hoặc rút tai nghe. Một số dự đoán cho rằng, sự cố có thể liên quan đến cổng USB Type C. Tuy nhiên, số khác cho biết tình trạng khởi động lại vẫn xảy ra dù máy không cắm bất kỳ cáp nào.

Galaxy S20 gặp lỗi tự khởi động

 
 
Galaxy S20 gặp lỗi tự khởi động

Lỗi tự khởi động trên Galaxy S20+ 5G. Video: Jin Gyu Chong.

Video đăng trên YouTube bởi tài khoản Jin Gyu Chong cũng cho thấy, chiếc Galaxy S20+ 5G của người này tự động tắt dù chỉ mới thao tác vuốt màn hình. Hầu hết người bị ảnh hưởng cho biết đang dùng biến thể chạy chip Exynos.

Samsung chưa đưa ra bình luận nào. Trên trang hỗ trợ Samsung châu Âu, một đại diện cho biết công ty đã ghi nhận sự cố và sắp phát hành bản vá mới “trong thời gian gần”, nhưng không đề cập thời gian cụ thể.

Trước đó, Galaxy S20 cũng gặp lỗi liên quan đến GPS, khả năng lấy nét tự động với cảm biến chính 108 megapixel trên Galaxy S20 Ultra, cũng như tốc độ và hiện trạng quá nhiệt khi sử dụng sạc không dây. Tuy nhiên, hãng điện tử Hàn Quốc cho biết sẽ khắc phục tất cả vào bản cập nhật tiếp theo.

Năm nay, Samsung thay đổi cách phân phối Galaxy S20 dựa trên phiên bản chip tại một số thị trường. Các model chạy Snapdragon 865 sẽ được bán tại Hàn Quốc, Trung Quốc và Bắc Mỹ, trong khi phiên bản cho châu Âu, châu Á, trong đó có Việt Nam dùng Exynos 990. Theo truyền thống trước đó, các phiên bản Galaxy S và Note cho thị trường Hàn Quốc vẫn dùng chip Exynos.

Theo BusinessKorea, việc trang bị chip Snapdragon 865 ngay trên “sân nhà” của mình khiến nhiều người không khỏi bất ngờ. Một số chuyên gia thậm chí nghi ngờ chip “cây nhà lá vườn” này không đủ mạnh như sản phẩm Qualcomm, khiến hãng không tự tin trang bị cho Galaxy S20 tại Hàn Quốc như trước.

Bảo Lâm

Nguồn: Vnexpress.net (https://vnexpress.net/so-hoa/galaxy-s20-gap-loi-tu-khoi-dong-4072102.html)

Tiếp tục đọc

Đồ chơi số

Apple giới hạn đơn hàng trực tuyến

Từ 18/3, mỗi người chỉ có thể mua tối đa hai sản phẩm cùng loại trên cửa hàng online của Apple.

Theo CNBC, chính sách hạn chế được áp dụng với điện thoại iPhone 8, iPhone 8 Plus, iPhone XR, iPhone 11, iPhone 11 Pro, iPhone 11 Pro Max và các mẫu máy tính bảng iPad Pro 11 inch và iPad Pro 12,9 inch mới. Người dùng có thể mua nhiều hơn hai chiếc iPhone trong một đơn hàng nhưng phải là các mẫu khác nhau. 

Động thái trên cho thấy Apple đang đối mặt với tình trạng thiếu nguồn cung do ảnh hưởng của Covid-19. Từ tháng 2, hãng đã cảnh báo các nhà đầu tư rằng chuỗi cung ứng sẽ bị gián đoạn. Các đối tác lắp ráp iPhone đã mở cửa nhà máy trở lại, nhưng tốc độ khôi phục dây chuyền sản xuất chậm so với dự kiến.

Bộ ba iPhone 11 trưng bày trong cửa hàng Apple Store Marunochi ở thành phố Kyoto, Nhật Bản. Ảnh: CNBC.

Bộ ba iPhone 11 trưng bày trong cửa hàng Apple Store Marunochi ở thành phố Kyoto, Nhật Bản. Ảnh: CNBC.

Người dùng có nhiều lý do để mua nhiều hơn hai iPhone cùng lúc. Tuy nhiên, Apple đang chật vật để đáp ứng đủ đơn hàng cho đại lý bán lẻ tại các “thị trường xám”, nơi hãng không được trực tiếp phân phối sản phẩm. Dù vẫn duy trì các cửa hàng trực tuyến, Apple phải đóng cửa vô thời hạn chuỗi Apple Store trên toàn cầu, trừ Trung Quốc, để ngăn dịch bệnh lan rộng.

Ngày 19/3, Trung Quốc tuyên bố tình hình dịch bệnh đã được cải thiện, không phát hiện thêm ca nhiễm mới. Nhiều nhà máy ở nước này bắt đầu mở cửa trở lại.

Nhà phân tích Gene Munster (Loup Ventures) dự đoán, dây chuyền sản xuất của các đối tác gia công thiết bị cho Apple có thể sớm đạt công suất bình thường. 

Apple từng hạn chế mua thiết bị, thường ở khoảng thời gian đầu sản phẩm ra mắt. Năm 2007, họ giới hạn mỗi người chỉ được mua tối đa hai iPhone. “Do hạn chế về nguồn cung và mức độ phổ biến của một số sản phẩm, chúng tôi có thể phải giới hạn số lượng bán ra và nỗ lực tăng sản lượng nhanh nhất có thể”, Apple cho biết.

Việt Anh

Nguồn: Vnexpress.net (https://vnexpress.net/so-hoa/apple-gioi-han-don-hang-truc-tuyen-4072175.html)

Tiếp tục đọc

Được xem nhiều