Connect with us

Tin công nghệ

Đại dịch virus corona đang tác động đến ngành công nghiệp smartphone như thế nào?

Gián đoạn chuỗi cung cấp, hủy bỏ các sự kiện, hoãn ra mắt sản phẩm, đẩy giá sản phẩm lên cao cùng nhiều hệ lụy khác là những gì đang diễn ra trong ngành công nghiệp smartphone khi virus corona tràn đến.

Không đơn giản chỉ là một căn bệnh thông thường, việc bùng phát dịch do virus corona đã gây ra tác động khủng khiếp đến toàn thế giới.

Bên cạnh việc lây nhiễm đến hơn 135.000 người bệnh trên toàn cầu, làm cho hơn 5.000 người tử vong cho đến nay, đại dịch này còn tác động to lớn đến kinh tế toàn cầu, khi hoạt động sản xuất phải dừng lại, ngành dịch vụ du lịch, khách sạn và hàng không toàn thế giới lao đao khi lượng khách sụt giảm trầm trọng, kéo theo những hậu quả trầm trọng khác.

Không nằm ngoài thảm cảnh đó, ngành công nghiệp smartphone toàn cầu cũng bị ảnh hưởng nặng nề không kém từ việc bùng phát đại dịch này. Dưới đây là những hậu quả mà ngành công nghiệp công nghệ cao đang phải gánh chịu từ việc bùng phát virus corona này.

Đại dịch virus corona đang tác động đến ngành công nghiệp smartphone như thế nào? - Ảnh 1.

Gián đoạn chuỗi cung ứng, đẩy giá thành sản phẩm tăng cao, hoãn ra mắt các sản phẩm mới, hủy bỏ các sự kiện, cắt giảm các sự kiện tiếp thị và sa thải nhân sự trong ngành là những gì đang được xem như hậu quả của đại dịch lần này.

Gián đoạn chuỗi cung ứng

Phần lớn các tác động ban đầu của đại dịch này xảy ra ở Trung Quốc, nơi sản xuất đại đa số thiết bị điện tử trên toàn thế giới. Tuy vậy, sự gián đoạn tại Trung Quốc cũng làm chuỗi cung cấp tại các quốc gia trở nên hỗn loạn. Đối với smartphone, một ngành công nghiệp phụ thuộc vào mạng lưới các chuỗi cung ứng liên kết một cách sâu rộng với nhau, ảnh hưởng này còn nặng nề hơn bao giờ hết.

Foxconn, nhà lắp ráp smartphone danh tiếng trên thế giới đã phải đóng cửa các nhà máy của mình tại Trung Quốc suốt từ tháng Hai năm 2020 và cho dù hiện tại họ đã bắt đầu sản xuất lại, nhưng không biết sẽ mất bao lâu để trở lại công suất như trước đây. Không lâu sau đó, ảnh hưởng của virus corona đã nhanh chóng lan ra ngoài Trung Quốc.

Đại dịch virus corona đang tác động đến ngành công nghiệp smartphone như thế nào? - Ảnh 2.

Các kịch bản có thể xảy ra với thị trường smartphone toàn cầu: lượng xuất xưởng giảm 4,3% trong tình huống tốt nhất, và giảm đến 12,6% trong tình huống xấu nhất.

Một số nhà máy của Samsung, LG Display tại Hàn Quốc đã phải tạm đóng cửa một vài ngày khi phát hiện có công nhân nhiễm virus. Bên cạnh đó, các nhà máy của những công ty này tại Brazil cũng đã phải đóng cửa vì thiếu linh kiện. Kịch bản này đang xẩy ra ở cả nhiều ngành công nghiệp khác nữa.

Hãng Canalys dự đoán rằng, trong kịch bản tốt nhất, lượng smartphone xuất xưởng sẽ giảm khoảng 4,3% xuống tổng cộng 1,3 tỷ thiết bị trong năm 2020. Kịch bản xấu nhất sản lượng sụt giảm sẽ lên đến 12,6% trong năm nay. Hơn nữa, lượng smartphone xuất xưởng sẽ chỉ bắt đầu trở lại bình thường từ quý 3 năm nay.

Chi phí gia tăng và các sản phẩm mới hoãn ra mắt

Theo trang tin India Today, giá của chiếc Xiaomi Redmi Note 8 đã được điều chỉnh tăng lên khi công ty cho biết virus corona đã ảnh hưởng đến chuỗi cung cấp của họ tại Trung Quốc. Trong những ngày tới, điều tương tự có thể xảy đến với nhiều thiết bị khác nữa khi tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp.

Đại dịch virus corona đang tác động đến ngành công nghiệp smartphone như thế nào? - Ảnh 3.

Ngoài ra nhiều sự kiện công nghệ đã bị hoãn lại hoặc hủy bỏ. Vào giữa tháng Hai, hội chợ di động MWC đã phải hủy bỏ do lo ngại việc lây lan virus corona. Ngoài ra hàng loạt hội chợ lớn khác trong tháng Ba cũng đã phải hủy bỏ, bao gồm hội nghị Game Developers Conference, triển lãm ô tô Geneva Auto Show. Các hội nghị nhà phát triển như Google I/O, Microsoft Build và cả WWDC của Apple đều phải hủy bỏ và chuyển sang nền tảng trực tuyến.

Đi kèm với điều đó là việc trì hoãn ra mắt các sản phẩm mới. Sau khi hội chợ di động MWC bị hủy bỏ, chiếc flagship Edge tin đồn của Motorola đã không còn được công ty nhắc đến nữa. Chiếc Mi 10 Pro của Xiaomi, vốn dự định ra mắt trong sự kiện MWC năm nay, cũng đã phải hoãn lại đến 27 tháng Ba.

Không chỉ việc ra mắt thiết bị, ngay cả việc cập nhật phần mềm cho các thiết bị di động cũng bị hoãn lại. Xiaomi cho biết, bản cập nhật Android 10 vào giữa tháng Hai cho chiếc Mi A3 của họ sẽ bị hoãn lại do việc bùng phát virus corona. Bên cạnh đó, hãng HMD cũng cho biết, hoãn phát hành bản cập nhật Android 10 cho các thiết bị Nokia cũng sẽ bị chậm lại vì lý do tương tự. Nhiều hãng smartphone khác cũng cho biết việc phát triển phần mềm đang bị chậm lại do nhiều nhân viên phải làm việc tại nhà.

Đại dịch virus corona đang tác động đến ngành công nghiệp smartphone như thế nào? - Ảnh 4.

Galaxy S20, dòng flagship hiếm hoi ra mắt vào đầu năm nay trong một sự kiện thực tế, chứ không phải tổ chức online như nhiều đối thủ khác.

Trong dài hạn, khi thế giới bước vào thời kỳ hậu corona, chắc chắn các hãng smartphone sẽ có những thay đổi lớn trong cách tiếp thị và PR sản phẩm của mình. Họ có thể chọn cách tổ chức trực tuyến thay vì các sự kiện báo chí hoành tráng để giảm bớt chi phí. Nhiều hãng như Xiaomi, Huawei, Oppo và Sony đã chọn cách này, vì vậy có lẽ nó sẽ phổ biến hơn trong tương lai.

Ngày càng nhiều công ty chuyển việc sản xuất khỏi Trung Quốc

Sau các tác động từ việc gia tăng chi phí lao động và chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, việc bùng phát virus corona đang cho các công ty điện tử thêm nhiều lý do để giảm bớt sự phụ thuộc của họ vào khả năng sản xuất của Trung Quốc.

Đại dịch virus corona đang tác động đến ngành công nghiệp smartphone như thế nào? - Ảnh 5.

Báo cáo cho thấy một số công ty đã lên kế hoạch giảm phụ thuộc vào các nhà máy tại Trung Quốc. Ví dụ Google đã tìm đến các nhà máy tại Việt Nam để sản xuất chiếc Pixel 4a sắp ra mắt và sẽ làm điều tương tự đối với dòng Pixel 5 cao cấp. Ngoài ra Google còn tìm đến các nhà máy tại Thái Lan để sản xuất các thiết bị nhà thông minh của mình. LG cũng chuyển hoạt động sản xuất smartphone của họ từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Mặc dù vậy việc chuyển hoàn toàn chuỗi cung cấp ra khỏi Trung Quốc được xem là một điều vô cùng khó khăn. Mỗi linh kiện lại là “một điểm nghẽn đơn lẻ khi chúng lại là thành phần cần thiết cho việc lắp ráp các module và những sản phẩm hoàn chỉnh. Rất khó để dịch chuyển, khi nó cần đến toàn bộ hệ sinh thái.” Hãng nghiên cứu thị trường Kearney cho biết.

Ai sẽ là người hưởng lợi từ việc bùng phát virus corona này?

Hiện tại, hàng loạt công ty công nghệ lớn như Facebook, Microsoft, Google, Apple cùng nhiều hãng khác đã yêu cầu nhân viên làm việc tại nhà. Bên ngoài ngành công nghệ, những ngành khác cũng đang đi theo xu hướng này.

Đại dịch virus corona đang tác động đến ngành công nghiệp smartphone như thế nào? - Ảnh 6.

Trong bối cảnh như vậy, dễ thấy là những hãng cung cấp công cụ làm việc trực tuyến sẽ là người được hưởng lợi trước tiên. Nhưng quan trọng hơn cả là cách họ thu hút khách hàng của mình. Microsoft và Google đều đang cung cấp miễn phí các tính năng trả phí cho khách hàng, với hy vọng sau khi cuộc khủng hoảng qua đi, những khách hàng này sẽ tiếp tục sử dụng và trả phí cho họ.

Ngoài ra số người ở nhà gia tăng cũng khiến những hoạt động trực tuyến khác như các dịch vụ mua hàng online hay giao hàng trực tuyến được sử dụng thường xuyên hơn. Thay vì sa thải, hãng Amazon thậm chí còn phải tuyển thêm nhân viên cho các kho hàng của mình để đáp ứng nhu cầu mua hàng và giao hàng của người dùng.

Tương tự như vậy là các dịch vụ giải trí trực tuyến như streaming và truyền hình trực tuyến cũng như dịch vụ mua game trên di động, PC và cả máy console. Thật trớ trêu là đây đúng lại là thời điểm các dịch vụ chơi game đám mây như Google Stadia, Microsoft xCloud và Nivida Geforce Now ra mắt. Sau những nghi ngờ về khả năng thành công, việc bùng phát virus corona đang mang lại cơ hội lớn cho các dịch vụ game mới mẻ này.

Tình huống xấu nhất là gì: suy thoái kinh tế toàn cầu

Ở trên mới chỉ là những tác động trực tiếp của đại dịch virus corona đối với ngành công nghiệp smartphone. Nhưng rõ ràng virus này đang cho thấy sức tàn phá khủng khiếp của nó khi tác động của nó đang lan ra nhiều ngành công nghiệp khác nhau trên toàn cầu.

Đại dịch virus corona đang tác động đến ngành công nghiệp smartphone như thế nào? - Ảnh 7.

Ngành du lịch toàn cầu đã trở thành ngành đầu tiên bị tác động từ virus này, khi có đến 20% số chuyến bay phải cắt giảm do các biện pháp ngăn chặn khả năng lây lan virus. Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế ước tính ngành hàng không có thể mất đến 113 tỷ USD doanh thu trong năm 2020, tùy thuộc vào khả năng lan rộng của virus. Điều tương tự cũng đến với lĩnh vực khách sạn, lưu trú, giải trí và các dịch vụ khác.

Hiện tại, trong khi Trung Quốc đang cho thấy mình đã kiểm soát được dịch bệnh, châu Âu, Mỹ và nhiều quốc gia khác dường như mới đang chỉ ở giai đoạn bắt đầu. Pháp, Ý, Tây Ban Nha và một số bang ở Mỹ đã phải tiến hành phong tỏa để kiểm soát khả năng lây lan của virus. Điều đó kéo theo các tác động lớn hơn nữa đến kinh tế khu vực và toàn cầu khi hàng loạt các cơ sở kinh doanh, trường học, giải trí phải đóng cửa.

Điều này chắc chắn sẽ kéo tụt nhu cầu smartphone mới và đẩy nhiều thương hiệu smartphone nhỏ hoặc kinh doanh kém hiệu quả phải giải thể hoặc sáp nhập vào các công ty lớn. Tình hình còn có thể tồi tệ hơn nữa khi một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra. Dù việc tìm ra vaccine hoặc liệu pháp chữa trị hiệu quả Covid-19 có thể ngăn chặn điều này, nhưng có thể sẽ mất ít nhất hàng năm trời cho điều đó. Cho đến lúc đó, nhiều khả năng nền kinh tế thế giới vẫn sẽ trượt sâu vào suy thoái cùng với cả ngành công nghiệp smartphone hiện nay.

Đại dịch virus corona đang tác động đến ngành công nghiệp smartphone như thế nào? - Ảnh 8.

Tham khảo Android Authority

Tin công nghệ

Hướng dẫn cập nhật “icon trái tim”, biểu tượng cảm xúc ‘Thương thương’ mới trên Facebook và Facebook Messenger

Biểu tượng cảm xúc Thương thương của mạng xã hội lớn nhất hành tinh Facebook thật đúng là một thông điệp ý nghĩa, giúp mọi người thêm đoàn kết, gắn bó với nhau trong nghịch cảnh dịch bệnh. Ngoài ra bạn cũng cập nhật biểu tượng trái tim mới nhất trên Facebook Messenger, để bạn là người “dẫn đầu” xu thế và có thể đem đi “khè” bạn bè nhé. Ngay bây giờ, mình xin chia sẻ với mọi người cách để có biểu tượng cảm xúc Thương thương trên Facebook và icon trái tim trên Facebook Messenger nhé.

Hướng dẫn cập nhật icon trái tim mới trên Facebook Messenger

Đầu tiên, các bạn hãy cập nhật phiên bản Messenger lên mới nhất

Cập nhật Messenger phiên bản mới nhất: iOS – Android.

Sau khi đã cập nhật hoàn tất, bạn vào một đoạn chat bất kì và nhấn giữ một câu hội thoại để “thả reaction”. Sau khi các reaction hiện ra, bạn nhất giữ vào biểu tượng trái tim cũ tầm 3 giây, bạn sẽ được hỏi có muốn cập nhật lên biểu tượng trái tim mới hay không, chỉ cần xác nhận là được.

Nếu muốn thay đổi lại trái tim cũ bạn chỉ cần làm thao tác y chang lúc nãy là xong.

 

Hướng dẫn hiển thị biểu tượng cảm xúc Thương thương

Bước 1. Bạn hãy cập nhật ứng dụng Facebook của mình lên phiên bản mới nhất.

Bước 2. Mở Facebook lên. Bạn ấn giữ vào nút Reaction trong một bài viết bất kỳ, sẽ thấy icon Thương thương. Nhấn để chọn cảm xúc nhé.

Trường hợp chưa thấy biểu tượng Thương thương. Bạn hãy chờ đợi thêm một thời gian ngắn để Facebook cập nhật.

Như vậy, mình vừa chia sẻ với các bạn cách cập nhật lên biểu tượng, icon facebook trái tim mới cho Facebook Messenger và icon cảm xúc ‘Thương thương’ mới trên Facebook, nếu thấy hay hãy chia sẻ bài viết này với mọi người nhé.

Nguồn: Nam Giới

Tiếp tục đọc

Tin công nghệ

The Observer: Lịch sử đã học được gì từ những thảm hoạ suy thoái kinh tế do đại dịch gây ra?

Virus cúm chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra các cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới từ trước tới nay. Chúng ta đã có rất nhiều bài học nhưng không phải đã áp dụng thành công chúng vào thực tế.

Dịch bệnh đã châm ngòi cho rất nhiều cuộc suy thoái kinh tế. Dữ liệu từ Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (NBER) ở Hoa Kỳ và website World Atlas cho biết, đại dịch cúm ở Nga năm 1889-1890 là nguyên nhân của cuộc suy thoái xảy ra vào năm 1890 và 1891; Cúm ở Tây Ban Nha năm 1918 nổi lên ngay trước 2 đợt suy thoái liên tiếp vào năm 1918-1919 và 1920-1921; Cúm ở châu Á năm 1957-1958 cùng với thời kỳ suy thoái kinh hoàng của thế giới xảy ra trong cùng một giai đoạn; và dịch cúm ở Hồng Kông năm 1968-1969 dẫn đến suy thoái kinh tế giai đoạn 1969-1970.

The Observer: Lịch sử đã học được gì từ những thảm hoạ suy thoái kinh tế do đại dịch gây ra? - Ảnh 1.

 Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể học được nhiều bài học từ các cuộc suy thoái kinh tế cũng như dịch bệnh trong quá khứ, từ đó chúng ta có thể áp dụng cho trận chiến chống Covid-19 đang diễn ra hiện nay.

Cúm lợn năm 2009, mặc dù không phải là bệnh truyền nhiễm và gây tử vong nhiều nhất trong lịch sử, nhưng lại cho chúng ta rất nhiều điều để học hỏi. Chính quyền Obama tuyên bố căn bệnh này là một trường hợp khẩn cấp đối với sức khỏe cộng đồng vào đầu tháng 4 năm đó. Nhưng cho đến khi ông tuyên bố đây là một trường hợp khẩn cấp quốc gia, thì mãi một vài tháng sau đó, công chúng mới thực sự điều chỉnh hành vi của mình.

Học được bài học từ sự bùng phát dịch cúm lợn, nhóm ứng phó với đại dịch của cựu tổng thống Mỹ Obama đã thiết lập 49 trạm chống dịch trên toàn thế giới ngay sau đó. Những trạm này được thiết kế để thiết lập hàng rào đối phó đối với các bệnh truyền nhiễm, theo dõi và quản lý sự lây lan của các mối nguy hiểm này rất lâu trước khi chúng “đặt chân” lên bờ biển Mỹ.

Tuy nhiên, khoản tài trợ cho 39 trong tổng số 49 các trạm này đã bị cắt từ năm 2018 do chính quyền Trump thực hiện cắt giảm 80% tài chính hỗ trợ phòng chống đại dịch toàn cầu. Đáng lẽ ra, các cơ sở đó không chỉ nên được giữ lại mà còn cần phải được tăng cường.

Bài học thứ hai đến từ một vị tổng thống khác. Trong một đợt dịch cúm lợn khác ở Ft. Dix, New Jersey, Tổng thống Gerald Ford chạy đua cung cấp giải pháp tiêm chủng cho mọi người dân Mỹ trong bối cảnh diễn ra cuộc tranh cử Mỹ năm 1976. 

Ông hi vọng mọi công dân nước này đều sẽ được tiêm chủng ngừa cúm lợn. Tuy nhiên, nỗ lực này được nhiều nhà phê bình hàng đầu coi là “thảm hại” do số trường hợp tử vong do biến chứng vắc-xin còn nhiều hơn cả số người chết do bệnh cúm lợn.

Tổng thống Ford từ đó đã hiểu rằng gây áp lực đối với dược phẩm có thể làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Sự lựa chọn thông minh sẽ là cẩn thận lắng nghe ý kiến từ các nhà khoa học, ngay cả khi họ không theo dõi lịch bầu cử hoặc quản lý danh mục đầu tư kinh tế của bạn.

Tất nhiên, việc thiết lập lại các cơ sở phát hiện và điều trị sớm ở nước ngoài và soạn thảo kế hoạch nghiên cứu và chống lại bệnh tật cần có thời gian và có thể không mang lại lợi ích ngắn hạn. Nhưng đó là những lời kêu gọi đúng đắn, điều mà công chúng đang tìm kiếm ở các nhà lãnh đạo của họ.

The Observer: Lịch sử đã học được gì từ những thảm hoạ suy thoái kinh tế do đại dịch gây ra? - Ảnh 2.

Tiếp tục đọc

Tin công nghệ

Jack Ma tạo ra website TMĐT hơn 700 triệu người dùng giữa đại dịch SARS dù bản thân và 500 nhân viên Alibaba bị cách ly: Khi khủng hoảng đừng nghĩ đó là cơ hội, hãy tìm xem mọi người cần gì và đáp ứng cho họ

Khi gặp khủng hoảng, Jack Ma không cho rằng đó là cơ hội mà ông nghĩ xem mọi người cần gì và đáp ứng cho họ.

Trong lúc dịch Covid-19 đang lây lan chóng mặt trên toàn thế giới, gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế và hoạt động kinh doanh toàn cầu. Có một câu chuyện được gợi nhắc lại là sự nổi lên của Alibaba giữa đại dịch SARS 2003. Câu chuyện này đã cho thấy cách mà ngành công nghiệp bán lẻ có thể thích nghi với những điều kiện thị trường tồi tệ nhất.

Chắc hẳn nhiều người vẫn còn nhớ rằng trên 8.000 người đã bị nhiễm SARS vào năm 2003 và gần 800 trường hợp thiệt mạng. Trường học, nhà máy, cửa hàng đều phải đóng cửa, nhiều thành phố ở Trung Quốc bỗng chốc biến thành những “thành phố ma” vì người dân không dám ra đường.

Jack Ma tạo ra website TMĐT hơn 700 triệu người dùng giữa đại dịch SARS dù bản thân và 500 nhân viên Alibaba bị cách ly: Khi khủng hoảng đừng nghĩ đó là cơ hội, hãy tìm xem mọi người cần gì và đáp ứng cho họ - Ảnh 1.

Hiện tại, dù tỷ lệ tử vong do Covid-19 thấp hơn nhiều so với SARS nhưng số ca nhiễm Covid-19 đã cao hơn gấp nhiều lần so với SARS và đang tiếp tục tăng hơn nữa.

Nhưng, trong khủng hoảng luôn luôn nảy sinh ra những cơ hội. Câu nói này đặc biệt đúng với tỷ phú Jack Ma và đế chế Alibaba.

Ở thời điểm đó, Alibaba mới hoạt động được 4 năm và họ chỉ đang tập trung vào mảng thương mại điện tử B2B tức là doanh nghiệp tới doanh nghiệp. Alibaba đóng vai trò trung gian kết nối các khách hàng là doanh nghiệp Mỹ với nhà cung cấp Trung Quốc.

Năm đó, hội chợ Canton diễn ra ở Quảng Châu có 1 nữ nhân viên của Alibaba cũng tham gia. Sau khi trở về từ hội chợ, cô này vẫn đi làm bình thường và sau vài ngày cô có biểu hiện sốt và được chuẩn đoán mắc SARS. Ngay lập tức cô được đưa vào viện và trở thành bệnh nhân SARS số 4 ở Hàng Châu.

Theo quy định, do nữ nhân viên có đến công ty làm việc vài ngày trước khi được phát hiện mắc bệnh nên toàn bộ nhân viên Alibaba, trong đó có cả Jack Ma bị yêu cầu cách ly tại nhà 12 ngày. Không thể làm gì khác, Jack Ma cùng hơn 500 nhân viên buộc phải làm việc tại nhà.

Cũng may cho Alibaba là ban truyền thông đã đối phó kịp thời, không để thông tin lọt ra ngoài và báo chí chỉ đưa tin là một công ty internet ở Hàng Châu có nhân viên nhiễm SARS. Việc đó khiến danh tiếng của Alibaba không bị ảnh hưởng nhiều.

Khi ấy, rất nhiều nước trên thế giới đã ban hành những cảnh báo về du lịch tới Trung Quốc chính vì vậy nhu cầu mua sắm trực tuyến trên nền tảng của Alibaba tăng đột biến. Bắt đầu vào tháng 3/2003, mảng B2B của Alibaba đã có thêm 4.000 thành viên mới và 9.000 sản phẩm đăng lên mỗi ngày, tức là tăng gấp 3 – 5 lần so với thời kỳ trước khi dịch SARS diễn ra.

Các nhà cung cấp Trung Quốc cũng không còn lựa chọn nào khác, họ buộc phải đầu tư nhiều hơn cho tiếp thị trực tuyến trên nền tảng của Alibaba. Mảng kinh doanh của Alibaba đã tăng 50% vào năm đó và doanh thu mỗi ngày lên tới 10 triệu NDT.

Chứng kiến thành công với mô hình nền tảng B2B, bước đột phá nhất của Jack Ma cùng Alibaba lúc bấy giờ phải kể đến sự ra đời của trang thương mại điện tử Taobao. Ý tưởng của Jack Ma khi ấy là tạo ra một nền tảng thương mại điện tử bán lẻ cá nhân bởi ông nhận thức sâu sắc rằng bán lẻ trực tuyến sẽ trở thành thứ mà mọi người cần, và Alibaba cần phải cho ra đời một sản phẩm đáp ứng nhu cầu đó.

Thời điểm ấy, eBay đã hoạt động ở Trung Quốc được một khoảng thời gian và mọi người đều tin rằng Alibaba không thể đấu lại được với gã khổng lồ Mỹ.

Tuy nhiên bỏ ngoài tai tất cả những lời đó, Jack ma đã bí mật họp bàn với 6 người khác về việc cho ra mắt sản phẩm mới.

Ngoài những nhân viên bị cách ly, một đội Nghiên cứu phát triển của Alibaba đã làm việc riêng cùng nhau. Và thế là, tháng 6/2003, Taobao ra đời, do vẫn bị cách ly nên Jack Ma nâng ly rượu và gửi lời chúc mừng trong ngày ra mắt tại nhà.

Kể từ đó, Taobao đã bùng nổ trở thành trang thương mại điện tử hàng đầu thế giới với trên 700 triệu người dùng tính tới cuối tháng 12, tăng từ mức 693 triệu người vào cuối tháng 9/2019. Tổng giá trị hàng hóa giao dịch qua website này trong năm 2017 lên tới 428 tỷ USD.

Nói về thử thách vượt qua đại dịch SARS năm 2003, Jack Ma không cho rằng đó vừa là thách thức vừa là cơ hội. Quan điểm của ông là: “Trong thời kỳ SARS, đừng ai nghĩ đây là một cơ hội, mà nên nghĩ về những rắc rối mà mọi người đang gặp phải và làm thế nào chúng ta có thể giúp đỡ mọi người”.

Đó cũng chính là ý tưởng giúp ông thành lập nên Taobao và đưa nó đến thành công.

Thời gian này cũng vậy, bất kỳ ai làm chủ doanh nghiệp cũng đang trải qua giai đoạn đặc biệt khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Lời khuyên của Jack Ma là mọi người cần tìm ra một hướng đi mới và thay đổi những thứ hiện tại. “Hãy suy ngẫm về những gì bạn thật sự muốn, những gì bạn có và những gì bạn cần từ bỏ hoặc giữ lại”.

Tiếp tục đọc

Được xem nhiều