Connect with us

Khác

Máy tính 5 USD siêu nhỏ làm thay đổi thế giới

Raspberry Pi Zero với giá 5 USD (khoảng 120.000 nghìn đồng) hướng đến mục tiêu giáo dục, học lập trình cho người dùng tại các quốc gia đang phát triển.

Raspberry Pi Foundation, quỹ từ thiện nổi tiếng trong việc phát triển các mẫu máy tính giá rẻ, đã công bố sản phẩm thế hệ mới với tên gọi Raspberry Pi Zero. Thiết bị nối tiếp thành công của model trước đó là Raspberry Pi 1 và 2 với giá lần lượt 35 và 20 USD.

may-tinh-5-usd-sieu-nho-lam-thay-doi-the-gioi

Máy tính Raspberry Pi Zero với kích thước nhỏ gọn.

Với giá chỉ 5 USD, Raspberry Pi Zero có kích thước nhỏ gọn hơn cả tấm thẻ ATM với “số đo” 65 x 30 x 5 mm và đây cũng là mẫu Raspberry Pi nhỏ gọn nhất hiện nay. Thiết bị sở hữu bộ xử lý Broadcom BCM2835 với nhân ARM tốc độ 1GHz (nhanh hơn 40% so với Raspberry Pi 1), RAM 512 MB, khe cắm thẻ nhớ microSD, cổng miniHDMI xuất video 1080p ở tốc độ 60 khung hình mỗi giây.

Ngoài ra, Raspberry Pi Zero còn có cổng microUSB để cấp nguồn và truyền dữ liệu, pinout 40 chân giống các model đời trước. Với những phần cứng trên, mẫu máy tính siêu nhỏ này được cho là có sức mạnh xử lý tương đương chiếc iPhone 4 mà Apple trình làng từ năm 2010.

Theo lý thuyết, Raspberry Pi Zero có thể cài đặt hệ điều hành Windows của Microsoft. Tuy nhiên,để giúp thiết bị chạy mượt mà hơn, máy chạy nền tảng Raspbian với các tính năng rút gọn phù hợp cho cấu hình, hướng đến nhu cầu học lập trình và công tác giáo dục.

may-tinh-5-usd-sieu-nho-lam-thay-doi-the-gioi-1

Bộ sản phẩm Raspberry Pi Zero.

Nói về sự ra đời của máy tính Raspberry Pi nói chung và mẫu Pi Zero, nhà sáng lập và CEO của công ty Eben Christopher Upton nói rằng hồi nhỏ ông rất mong muốn sở hữu một chiếc máy tính. Tuy nhiên, giá bán cao là khó khăn chính để người Kỹ sư Vật lý và Kỹ thuật sinh năm 1978 này tiếp cận với công nghệ.

“Với giá chỉ bằng một cốc cafe, chúng tôi hi vọng có thể giúp nhiều người có cơ hội được tiếp cận với các chương trình máy tính”, Upton chia sẻ. Mong muốn của ông là những người trẻ không gặp phải rào cản như mình từng trải qua trước đây và có thể học lập trình ngay từ nhỏ.

Raspberry Pi Zero với giá 5 USD bắt đầu được mở bán tại Anh và Mỹ. Công ty đã sản xuất vài chục nghìn thiết bị và dự kiến sẽ bán hết sạch chỉ trong thời gian ngắn. Trong báo cáo hồi tháng 2/2015, Raspberry Pi công bố đã phát hành 5 triệu chiếc máy tính siêu nhỏ gọn, giá từ 20 đến 35 USD sau ba năm đi vào hoạt động.

Video giới thiệu Raspberry Pi Zero:

Đình Nam

Click để bình luạn

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khác

Samsung phát triển kính áp tròng có tính năng như Iron Man

Chiếc kính áp tròng của Samsung có khả năng chiếu hình ảnh và video trực tiếp vào mắt của người đeo.

Theo Telegraph, Samsung vừa được cấp bằng sáng chế cho một loại kính áp tròng có khả năng chụp ảnh, quay video và điều khiển thiết bị công nghệ từ xa bằng động tác chớp mắt.

Loại kính áp tròng này sẽ được trang bị các cảm biến nhận diện chuyển động, cho phép người dùng dùng ra lệnh bằng cách chớp mắt hoặc thay đổi hướng nhìn ra xa.

Samsung phát triển kính áp tròng có tính năng như Iron Man

Telegraph cho biết chiếc kính áp tròng cũng có thể chiếu hình ảnh và video trực tiếp vào mắt của người đeo. Hiện tại, chưa rõ Samsung có thương mại hóa loại kính này trong tương lai hay không.

Thiết bị này được kỳ vọng thay thế cho chiếc kính thông minh Google Glass đã bị khai tử đầu năm 2015. Năm 2014, Samsung cũng từng phát triển một thiết bị tương tự của Google với tên gọi Gear Blink. Tuy nhiên, sản phẩm này không được bán ra thị trường.

Theo Mordor Intelligence, thị trường kính thực tế tăng cường (AR) sẽ đạt giá trị khoảng 70 tỷ USD vào năm 2023. Các ông lớn trong ngành công nghệ cũng tích cực đầu tư, tham gia vào các dự án AR.

Tháng 5/2018, Facebook đã giới thiệu chiếc kính thực tế ảo Oculus Go. Cuối tháng 2, Microsoft cũng giới thiệu thế hệ thứ 2 của chiếc kính HoloLens với mức giá 3.500 USD. Trong khi đó, Apple và Google đều sở hữu những nền tảng thực tế tăng cường của riêng họ.

Tiếp tục đọc

Khác

Thiết bị tiếp sóng Wi-Fi nở rộ tại Việt Nam

Với nhu cầu kết nối mọi nơi từ smartphone, tablet và laptop, Wi-Fi Repeater (Thiết bị tiếp sóng Wi-Fi) đang bán chạy nhờ có thể tiếp sóng không dây phủ Wi-Fi khắp căn nhà. 

Thanh Bình (Gò Vấp, TP HCM) cho biết, tại nhà, laptop và smartphone của anh kết nối Internet khá khó khăn do vạch báo sóng trên thiết bị thông báo khá thấp. Anh cũng nhận ra do thiết bị phát Wi-Fi của anh nằm ở tầng 3, trong khi anh hay làm việc ở tầng 1 nên bắt sóng Wi-Fi kém. 

thiet-bi-tiep-song-wi-fi-no-ro-tai-viet-nam

Nguyên tắc, sóng Wi-Fi gặp càng nhiều vật cản càng yếu.

Trường hợp như anh Bình là không phải hiếm, bởi theo nguyên tắc, sóng Wi-Fi từ thiết bị phát đến thiết bị nhận càng gặp ít vật cản nhất sẽ cho tín hiệu tốt nhất, song điều kiện lý tưởng này thường rất khó xảy ra. Ngoài việc có thể thay đổi vị trí đặt thiết bị router, xoay ăng-ten (nếu có) trên thiết bị để bắt sóng tốt hơn, để hỗ trợ cho những trường hợp như anh Bình, trên thị trường hiện tại có giải pháp là bộ tiếp sóng không dây.

Bộ tiếp sóng không dây được xem là một giải pháp mở rộng phạm vi phủ sóng Wi-Fi đến các ngóc ngách trong nhà. Với đặc tính nhỏ gọn, dễ lắp đặt (chỉ cần nguồn điện), thiết bị này vẫn thường được sử dụng trong mạng gia đình nhằm phủ sóng nhiều vị trí cần có kết nối ổn định như Smart TV, điện thoại, camera IP không dây…

thiet-bi-tiep-song-wi-fi-no-ro-tai-viet-nam-1

Nguyên tắc hoạt động của Thiết bị tiếp sóng Wi-Fi là bắt sóng Wi-Fi từ nguồn, khuếch đại và phát lại cho chặng đường tiếp theo trong mạng.

Trên thị trường, thiết bị phát sóng Wi-Fi có 2 loại: thiết bị tiếp sóng từ các thiết bị chính và phát lại với cùng một tên cột sóng (SSID) và thiết bị định tuyến không dây (wireless router) có hỗ trợ chức năng repeater.

Theo anh Thông, chủ một cửa hàng chuyên bán bộ định tuyến và linh kiện máy tính tại quận 10, TP HCM, các bộ định tuyến không dây đang được ưa chuộng hơn vì những thiết bị tiếp sóng thường mở rộng tiếp sóng dạng “bắc cầu” (bridge) nên hay gây xung đột trong mạng và dẫn đến kết nối có vị trí không ổn định. Các bộ định tuyến thường không gây ra tình trạng này bởi chúng thường tạo thêm một tên mạng (SSID) mới.

Thị trường các thiết bị định tuyến hỗ trợ chức năng tiếp sóng hiện có khá nhiều lựa chọn, từ các sản phẩm thuộc hàng tên tuổi như Cisco Linksys, Buffalo, Draytek… đến những nhà sản xuất như TP-Link, Totolink, Tenda, Totolink… với giá 300 nghìn đến vài triệu đồng.

thiet-bi-tiep-song-wi-fi-no-ro-tai-viet-nam-2

Demo vị trí để thiết bị tiếp sóng Wi-Fi tại nhà.

Theo chuyên gia Hồng Phúc (quận 3, TP HCM), người có nhiều năm làm việc với các thiết bị mạng không dây, yếu tố tương thích là vấn đề người dùng nên quan tâm nhất vì không phải thiết bị tiếp sóng nào cũng hỗ trợ toàn bộ các dòng sản phẩm đến từ nhãn hiệu khác. Anh Phúc cho rằng, tốt nhất thiết bị phát sóng WiFi và thiết bị tiếp sóng nên là từ cùng một thương hiệu nhà sản xuất để giúp đảm bảo sự tương thích.

Bên cạnh vấn đề tương thích, việc quan tâm đến chuẩn kết nối Wi-Fi sao cho đồng nhất giữa thiết bị phát và tiếp sóng cũng cần được quan tâm đúng mức. Hiện tại chuẩn 802.11 g/n đã trở nên phổ biến, nhưng chuẩn 802.11 ac cũng cho thấy sự tăng trưởng từ thiết bị phát đến thiết bị di động.

Bàn về yếu tố lựa chọn sản phẩm theo thương hiệu, anh Thông cho rằng nếu muốn đầu tư bộ repeater tốt, người dùng có thể chọn các thương hiệu lớn, giá tính tiền triệu. Song nếu ở mức chi phí vừa phải, các bộ định tuyến đến từ các thương hiệu ít tên tuổi hơn mà giá chỉ vài trăm nghìn đồng vẫn đáp ứng đầy đủ nhu cầu dùng cho hộ gia đình.

Thành Nguyễn

Tiếp tục đọc

Khác

Ổ cứng thể rắn SSD trên đà giảm giá

Doanh số máy tính truyền thống sụt giảm khiến các nhà sản xuất ổ cứng SSD buộc phải hạ giá thành để kích thích nhu cầu của người tiêu dùng. 
o-cung-the-ran-ssd-tren-da-giam-gia

Ổ SSD ngày càng có giá phải chăng hơn. 

Theo một nghiên cứu mới được công bố bởi PCMag, ổ cứng thể rắn đang có xu hướng giảm giá khá rõ, cũng như thêm nhiều lựa chọn dung lượng. Giá bán trong quý 4 năm nay đã giảm khoảng 10 đến 11% so với quý trước. Tại Việt Nam, với cùng mức giá trên 2 triệu đồng, người tiêu dùng nay cũng đã có thể lựa chọn một ổ dung lượng tới 256 GB thay vì 128 GB như trước đây. 

Ổ cứng thể rắn SSD có ưu điểm lớn là tốc độ nhanh hơn đáng kể so với HDD truyền thống. Ngoài ra, việc không có hệ thống cơ học khiến SSD hoạt động đáng tin cậy và bền bỉ hơn HDD trong hầu hết trường hợp. Ở thời điểm mới tung ra thị trường cách đây vài năm, giá của loại ổ này cũng cao hơn hàng chục lần so với ổ truyền thống. 

Theo DRAMeXchange, việc thay đổi giá là do các nhà sản xuất SSD nhận thấy doanh số laptop, PC đang sụt giảm khá mạnh. Các công ty này buộc phải giảm giá để thúc đẩy khả năng tiêu thụ sản phẩm ra thị trường. Chiến lược của các tên tuổi hàng đầu trong thị trường này cũng có sự khác biệt. Trong khi Samsung sử dụng giá để giành thị phần thì SanDisk lại đẩy mạnh sản xuất và đưa ra nhiều lựa chọn nhất có thể cho người tiêu dùng. 

Nguồn tin nói trên cũng đưa ra dự đoán khoảng 25 đến 28% máy tính xách tay bán ra trong năm nay sẽ có ổ cứng SSD. Con số này sẽ tăng lên khoảng 30% vào cuối năm 2016 và sẽ sớm bắt kịp ổ cứng truyền thống. 

Tuấn Hưng

Tiếp tục đọc

Được xem nhiều