Connect with us

Thị trường

Người Trung Quốc hoài nghi về hệ điều hành của Huawei

Sau khi Huawei ra mắt HarmonyOS hôm 9/8, người dùng Trung Quốc đã có những ý kiến trái chiều về hệ điều hành này trên mạng xã hội.

Linus Torvalds, một trong những “cha đẻ” của hệ điều hành mã nguồn mở Linux, nghi ngờ về tính chất “mã nguồn mở” của HarmonyOS (có tên HongMengOS tại Trung Quốc). Huawei khẳng định tại hội nghị dành cho nhà phát triển hôm 9/8 rằng HarmonyOS sẽ “mở” cho mọi người, nhưng lại không nhắc thời điểm công khai mã nguồn.

Nhiều người cũng có chung ý kiến với Torvalds, cho rằng còn quá sớm để biết HarmonyOS tốt thế nào. “Tôi cảm thấy những thứ Huawei nhắc đến trong thông cáo báo chí về Harmony khá khả thi. Nhưng tôi lại có một thái độ dè dặt về việc nó có hoạt động tốt hay không”, một người bày tỏ quan điểm trên Zhihu (một website đặt câu hỏi và trả lời ở Trung Quốc) và nhận được 2.400 lượt thích.

HarmonyOS bị nghi ngờ về khả năng thành công.

Một tài khoản Zhihu khác lại cho rằng HarmonyOS chưa thể hiện điểm cốt lõi là mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng. “Công nghệ và ý tưởng đã đề cập khá tốt. Nhưng người tiêu dùng chưa hẳn quan tâm đến nó. Cái cần ở đây là hệ điều hành mới sẽ có những đổi mới hữu hình nào, mang lại hiệu quả thế nào khi sử dụng trong cuộc sống thực tế”, trích bình luận.

Thậm chí, có ý kiến nghi ngờ những tính năng trên HarmonyOS, cho rằng chúng chỉ nằm trên giấy và khó trở thành hiện thực. “Huawei đang cố cho người dùng thấy rằng mình áp dụng các ý tưởng học thuật tiên phong vào công nghệ. Nhưng điều đó sẽ rất khó khăn”, một tài khoản Zhihu chia sẻ.

Tuy nhiên, HarmonyOS cũng đã nhận được không ít sự tán dương của các phương tiện truyền thông xã hội trong nước. Một số tờ báo nhấn mạnh, nền tảng mới là đại diện cho sự phát triển về khoa học kỹ thuật của Trung Quốc, đưa nước này xứng tầm với các cường quốc công nghệ thế giới.

“Tôi rất lạc quan về hệ điều hành nguồn mở của Huawei, về sự phát triển trong tương lai của HongMengOS. Nó không có vấn đề gì lớn và sẽ sớm được người dùng Trung Quốc ủng hộ. Việc tăng trưởng sẽ chỉ là vấn đề thời gian”, trích một bình luận nhận 3.900 lượt thích trên Zhihu.

Li Nan, cựu giám đốc điều hành của nhà sản xuất điện thoại thông minh Meizu, nói rằng có một sự tương phản rõ rệt giữa sự cổ vũ nồng nhiệt cho HongMeng và sự bi quan đối với YunOS – một nền tảng dựa trên Android được xây dựng bởi Alibaba vào năm 2011.

Các ý kiến cũng đề cập đến yếu tố lòng yêu nước của người dân Trung Quốc sẽ giúp HongMengOS phát triển mạnh. Một tài khoản Weibo thậm chí kỳ vọng hệ điều hành này sẽ đánh bại Android. Tuy nhiên, thực tế nền tảng này được Huawei hướng đến thiết bị IoT, chưa phải là đối thủ trực tiếp của sản phẩm do Google quản lý.

Theo kết quả thăm dò được thực hiện bởi một blogger công nghệ nổi tiếng trên Weibo, 50,9% cho rằng HongMengOS đang bị thổi phồng, trong khi gần 49,1% cảm thấy ấn tượng, đáng để cổ vũ. Khảo sát nhận hơn 19.000 lượt bình chọn.

HarmonyOS được cho là “kế hoạch B” của Huawei nhằm thay thế Android. Theo lộ trình của công ty Trung Quốc, phiên bản 1.0 sẽ cài đặt đầu tiên trên các sản phẩm màn hình thông minh, dự kiến ra mắt cuối năm. Trong ba năm tới, HarmonyOS được tối ưu hóa và dần áp dụng trên một loạt thiết bị thông minh khác, như thiết bị đeo, smartphone, xe hơi…

theo Abacus News

Click để bình luạn

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thị trường

DealStreetAsia: Tiki và Sendo đang đàm phán để hợp nhất

Nếu quá trình sáp nhập thành công, cả hai công ty sẽ loại bớt một đối thủ mạnh đồng thời tạo ra công ty mới đủ tiềm lực để đấu với các doanh nghiệp ngoại như Shopee và Lazada.

Theo DealStreetAsia, hai sàn thương mại điện tử nội địa lớn nhất của Việt Nam là Tiki và Sendo đang đàm phán về việc sáp nhập.

Trả lời Zing.vn, đại diện truyền thông của Tiki không bình luận về tin đồn này. Trong khi đó, đại diện Sendo cho biết không chia sẻ thông tin về kế hoạch sáp nhập.

Một giám đốc điều hành yêu cầu giấu tên nói với DealStreetAsia cả hai bên đang đi đến bước định giá công ty cho quá trình sáp nhập.

DealStreetAsia: Tiki va Sendo dang dam phan de hop nhat hinh anh 1 Screenshot_10.jpg

Việc sáp nhập được dự báo có lợi cho cả Tiki và Sendo.

Tiki và Sendo đều xếp hạng cao về lượng truy cập và lượng tải xuống ứng dụng tại thị trường Việt Nam. Tuy vậy, áp lực cạnh tranh căng thẳng với Lazada của Alibaba và Shopee khiến hoạt động của hai sàn thương mại điện tử nội địa bị ảnh hưởng. Theo số liệu của iPrice, App AnnieSimilarWeb, hiện Shopee và Lazada đang đứng đầu về lượng người dùng hoạt động hàng tháng.

Nếu quá trình sáp nhập thành công, cả hai công ty sẽ loại bớt một đối thủ mạnh đồng thời tạo ra công ty mới đủ tiềm lực để đấu với các doanh nghiệp ngoại như Shopee và Lazada.

Tiki chủ yếu phục vụ cho người tiêu dùng sống ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM. Đồng thời, khách hàng của Tiki được DealStreetAsia nhận định là am hiểu các loại hàng hóa hơn. Trong khi đó, Sendo phổ biến hơn đối với người dùng ở khu vực ngoại ô và nông thôn của Việt Nam.

Theo DealStreetAsia, các trang thương mại điện tử tại Việt Nam trụ lại được chỉ nhờ vào tiềm lực tài chính mạnh. Các doanh nghiệp đang gồng khoản lỗ rất lớn và được dự đoán sẽ tiếp tục lỗ thêm để duy trì vị trí của mình. Nếu không đủ tiền để “đốt”, người nào bỏ cuộc, người đó trắng tay.

Quy mô doanh nghiệp càng mở rộng thì số tiền chịu lỗ của một trang thương mại điện tử ngày càng tăng. Năm 2016, Lazada chịu khoản lỗ 1.000 tỷ đồng đã gây kinh ngạc trong giới kinh doanh. Nhưng đến nay, Shopee, đối thủ của Lazada đang chịu khoản lỗ 2.000 tỷ đồng/năm.

Nếu như năm 2016, 4 doanh nghiệp lớn nhất trong ngành thương mại điện tử Việt Nam chịu 1.700 tỷ đồng tiền lỗ thì số tiền này đã lên 3.400 tỷ đồng năm 2017. Đến năm 2018, số tiền lỗ được đẩy lên mức 5.100 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2018, lỗ lũy kế của Tiki và Sendo lần lượt đạt 1.400 tỷ đồng1.300 tỷ đồng.


Nguồn: Zing (https://news.zing.vn/dealstreetasia-tiki-va-sendo-dang-dam-phan-de-hop-nhat-post1045375.html)

Tiếp tục đọc

Thị trường

Huawei kiện nhà mạng Mỹ Verizon vì vi phạm bản quyền

Verizon được cho là đã thử dụng tới 12 bản quyền của Huawei mà không có sự cho phép.

Mới đây Huawei đã thông báo rằng họ sẽ kiện nhà mạng Mỹ Verizon vì vi phạm bản quyền, ngay giữa cuộc chiến tranh Mỹ – Trung vẫn đang chưa nguội. Đơn kiện đã được gửi tới bang Texas, chỉ ra rằng Verizon sử dụng tới 12 bản quyền của Huawei mà không có sự cho phép.

Các bản quyền này đều liên quan đến công nghệ mạng, ví dụ như “Cách thức truyền dẫn, nhận, xử lý và điều chỉnh thiết bị giảm tải đường truyền mạng”. Không có bất cứ bản quyền nào liên quan đến công nghệ 5G, nhưng theo một nguồn tin giấu tên thì tất cả đều có ảnh hướng lớn tới hoạt động của nhà mạng này. Hiện Huawei là nhà cung cấp thiết bị mạng lớn nhất Thế giới và đã nhiều lần công bố số tiền phát triển khổng lồ của mình, mà trong 2018 đạt 15% doanh thu (15 tỷ USD).

Cũng nhờ khoản đầu tư này mà Huawei nhận lại được rất nhiều tiền bản quyền, trong 2015 đạt con số 1.4 tỷ USD. Đến nay, hãng này cũng đã chi khoảng 6 tỷ USD để sử dụng bản quyền các công nghệ của các hãng khác, trong đó 80% được trả cho các công ty Mỹ.

Huawei kiện nhà mạng Mỹ Verizon vì vi phạm bản quyền - Ảnh 1.

Theo ông Song Liuping, giám đốc pháp lý của Huawei thì Verizon đã hưởng lợi rất lớn từ những công nghệ được đăng ký bản quyền bởi Huawei. Hãng được cho là đã thương thảo thành công với rất nhiều công ty Mỹ qua nhiều năm, nhưng khi thỏa thuận không đạt được thì hãng mới phải đâm đơn kiện.

Tranh chấp giữa Huawei và Verizon đã nổ ra từ năm ngoái theo tờ The Wall Street Journal, khi mà bên Huawei bắt Verizon phải trả tiền cho hơn 200 bản quyền khác nhau, với số tiền có thể lên tới 1 tỷ USD. Trong số đó thì có 12 bản quyền đang được sử dụng để kiện Huawei có nhiều bằng chứng rằng Verizon đã sử dụng vào hoạt động của mình, kèm theo đó tòa án cũng không thể xử lý được quá nhiều bản quyền trong một lần.

Tiếp tục đọc

Thị trường

Cơn điên của cổ phiếu Tesla kết thúc: tăng 21% trong một ngày và giảm 17% cũng chỉ trong một ngày

Sau một ngày giảm kỷ lục, thành quả của ngày tăng điên rồ trước đó đã bị xóa sạch.

Đợt tăng giá điên rồ tới 60% trong 6 ngày của cổ phiếu Tesla, với đỉnh điểm vào thứ Ba vừa qua khi cổ phiếu này tăng tới 21% trong một ngày, dường như đã kết thúc trong ngày giao dịch tiếp theo đó.

Trong ngày giao dịch thứ Tư vừa qua, cũng giống như một chiếc xe đã lao vọt qua đỉnh dốc, cổ phiếu Tesla cắm đầu đi xuống với tốc độ nhanh không kém như khi nó lao lên: chỉ trong một ngày giao dịch, cổ phiếu công ty mất 17% và đóng cửa ở mức 734,7 USD, xóa sạch thành quả của đợt tăng điên rồ trong ngày hôm trước.

Cơn điên của cổ phiếu Tesla kết thúc: tăng 21% trong một ngày và giảm 17% cũng chỉ trong một ngày - Ảnh 1.

Điều này dường như bắt nguồn từ việc hãng Canacord Genuity cắt giảm xếp hạng đối với cổ phiếu công ty do lo ngại về nhà máy của Tesla tại Thượng Hải có thể gặp khó khăn do việc bùng phát virus corona tại nước này. Tuy nhiên, rõ ràng việc tăng giá đột ngột trong một thời gian ngắn như vậy dù chẳng có mấy tin tức khả quan đã biến cổ phiếu Tesla thành một quả bong bóng và giờ nó cần xẹp đi một chút.

Trên thực tế, từ 3 tháng gần đây cổ phiếu Tesla đã trong giai đoạn tăng trưởng liên tục. Nó càng được tăng tốc nhanh hơn khi hàng loạt tin tức tốt lành cùng dồn đến vào tuần trước, với kết quả kinh doanh tốt đẹp trong quý thứ hai liên tiếp, việc nhanh chóng hoàn thành nhà máy tại Trung Quốc, ra mắt trước thời hạn chiếc Tesla Model Y và lần đầu tiên có lợi nhuận từ nhà máy sản xuất pin hợp tác với Panasonic.

Liên tiếp các tin vui dồn đến dường như đã làm các nhà đầu tư càng phấn khích hơn với triển vọng của Tesla trong tương lai, kéo theo đà tăng điên rồ như những ngày vừa qua của cổ phiếu Tesla – cho đến khi các nhà phân tích phố Wall phát đi các cảnh báo thận trọng về mức tăng hiện tại.

Đợt tăng giá điên rồ của cổ phiếu Tesla dừng lại cũng làm an ủi phần nào cho những nhà bán khống cổ phiếu công ty này. Theo hãng S3 Partners, tính từ đầu năm nay, những nhà đầu cơ bán khống cổ phiếu Tesla đã thiệt hại khoảng 11,47 tỷ USD, trong đó chỉ riêng tháng Hai năm nay mức thiệt hại này đã lên tới 5,63 tỷ USD. Trong khi đó cả năm 2019, giới bán khống cổ phiếu Tesla chỉ thiệt hại khoảng 2,82 tỷ USD.

Tham khảo LATimes


Tiếp tục đọc

Được xem nhiều