Connect with us

Tin công nghệ

Oppo A Series 2020 tham vọng lập kỳ tích vua tầm trung như 2019

Luôn nằm trong top 2 thương hiệu có lượng smartphone bán ra nhiều nhất năm 2019, Oppo và A series tiếp tục kỳ vọng giành ngôi vương doanh số tầm trung trong năm nay.

Dù điện thoại cao cấp là phân khúc đáng chú ý và được truyền thông ưu ái gọi tên nhiều hơn, song cuộc chơi thị phần, miếng bánh béo bở tại Việt Nam lại gọi tên “smartphone tầm trung”.

Cách đây 4-5 năm, nhiều người không tin khoản tiền 6-7 triệu đồng có thể sở hữu được một chiếc smartphone tích hợp những tính năng cao cấp. Tuy nhiên, nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, cũng như sự cạnh tranh khắc nghiệt giữa các ông lớn, người dùng hiện nay đã có thể mua chiếc smartphone trang bị nhiều tính năng hiện đại, thiết kế thời trang với mức giá hợp lý.

Chưa kể, các nhà sản xuất không ngừng khiến cuộc chiến thị phần thêm phần hấp dẫn khi liên tục trang bị những tính năng vốn được tích hợp trên những dòng smartphone cao cấp cho phân khúc tầm trung. Một trong những cái tên tiên phong không thể không nhắc đến là Oppo A series.

Từ kỳ tích doanh số tầm trung năm 2019

Theo khảo sát 4 tháng đầu năm 2019 của GfK do Oppo cung cấp, Oppo nắm giữ 22,09% miếng bánh thị phần smartphone tại Việt Nam, đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng. Đến cuối quý II, thị phần của thương hiệu này tăng lên 26% với tổng số lượng máy bán ra đạt 7,3 triệu máy. Trong đó, Oppo A5s và Oppo A3s nằm trong top 5 smartphone bán chạy nhất khu vực Đông Nam Á.

Oppo A Series 2020 tham vong lap ky tich vua tam trung nhu 2019 hinh anh 1 anh_7.jpg

Dòng A series của Oppo quy tụ dàn smartphone sở hữu thiết kế thời trang, nhiều tính năng hiện đại và giá thành hợp lý.

Kết thúc quý III, Oppo tiếp tục khẳng định mình là đối thủ đáng gờm trong phân khúc tầm trung khi cả 3 model A9, A5s và A5 đều nằm trong bảng xếp hạng 10 smartphone bán chạy nhất quý theo thống kê của Counter Point. Bước sang tháng 10, Oppo một lần nữa đưa 4 model vào top 10 smartphone bán chạy nhất tháng (theo thống kê của GfK), trong đó, Oppo A5s phiên bản 32 GB đứng top 1 danh sách này.

Nhiều lần nằm trong top smartphone bán chạy nhất năm ngoái, Oppo A5s chinh phục người dùng ngay từ cái nhìn đầu tiên với màn hình tràn viền được trang bị kính Corning Gorilla 6,2 inch, mang đến nhiều trải nghiệm thú vị và sống động hơn. Chưa kể, trong phân khúc tầm trung, A5s được xem là một trong những model sở hữu thiết kế bóng bẩy với 4 gam màu cổ điển cùng mặt lưng nhựa giả kính sang trọng.

Đến Oppo A9 – model mở màn cho dòng A series 2020 – với tầm giá 7 triệu đồng, người dùng sở hữu thiết kế có phần đặc sắc hơn một chiếc smartphone thường thấy ở phân khúc tầm trung. Điểm nhấn trên màn hình của A9 là camera giọt nước kiểu mới cùng công nghệ điều chỉnh pixel động, cho phép đọc màn hình dưới ánh sáng mặt trời mạnh. Bên cạnh dải màu gradient lấy cảm hứng từ thiên nhiên, A9 mang đến cho người dùng một mẫu smartphone gọn nhẹ, mỏng và dễ cầm nắm hơn với thiết kế 3D sang trọng.

Oppo A Series 2020 tham vong lap ky tich vua tam trung nhu 2019 hinh anh 2 anh_6.jpg

Oppo A9 sở hữu thiết kế có phần đặc sắc hơn một chiếc smartphone thường thấy ở phân khúc tầm trung.

Xét về thiết kế, Oppo biết cách nuông chiều người dùng, nhất là gen Z với những đường viền, góc cạnh thời trang, hiện đại, những gam màu bắt mắt với mức giá khá hợp lý. Thế nhưng, đó không phải là tất cả. Thương hiệu này hiểu rằng, thiết kế có thể chinh phục người dùng từ cái nhìn đầu tiên, nhưng tính năng và công nghệ mới là điều giữ chân, khiến họ gắn bó và yêu thích thương hiệu. Và Oppo biết điều cần làm tiếp theo là gì.

Từ viên pin 4.230 mAh, cụm camera kép 13 MP – 2 MP với hiệu ứng bokeh và công nghệ làm đẹp AI 2.0 trên A5s, Oppo mang đến bộ đôi A5 và A9 phiên bản 2020 mạnh mẽ hơn với viên pin 5.000 mAh. Đây cũng là lần đầu tiên thương hiệu này mang cụm 4 camera siêu góc rộng 119 độ lên phân khúc tầm trung.

Nếu như A5 2020 sở hữu RAM 4 GB và chip Snapdragon 665, A5 mang đến hiệu năng nhanh hơn mà vẫn giảm mức tiêu thụ năng lượng; thì A9 2020 là smartphone tầm trung đầu tiên của Oppo sở hữu bộ nhớ RAM 8 GB cùng dung lượng bộ nhớ trong 128 GB.

Đến tham vọng thống lĩnh phân khúc tầm trung năm 2020

Đại diện Oppo Việt Nam từng khẳng định: “Để tăng trưởng trong bối cảnh thị trường đang suy giảm, Oppo phải liên tục đổi mới, mở rộng thị trường và xây dựng thương hiệu quốc tế”. Và thực tế cho thấy, 2019 thật sự là một năm liên tục đổi mới của Oppo, nhằm mang đến những trải nghiệm mới mẻ cho người dùng.

Oppo A Series 2020 tham vong lap ky tich vua tam trung nhu 2019 hinh anh 3 anh_1.jpg

Oppo tiếp tục hành trình đổi mới với model A91.

Và hành trình đổi mới ấy hứa hẹn thú vị hơn trong thập kỷ mới này, mà mở màn là Oppo A91. Vẫn trung thành với chiến lược lấy cấu hình, thiết kế làm trọng tâm, người dùng kỳ vọng nhiều hơn vào những tính năng cao cấp và trải nghiệm mới mẻ mà Oppo mang đến thông qua model này.

Hiểu rõ tập khách hàng mà thương hiệu này vẫn gọi là “góc nhìn gen Z”, Oppo biết nên làm gì để mới mẻ hóa trải nghiệm của người dùng trẻ với những chiếc smartphone đến từ phân khúc tầm trung. Theo đó, nhiều người tin rằng, thương hiệu này sẽ mạnh tay “chơi lớn” khi mang công nghệ sạc nhanh VOOC 3.0, vốn chỉ được trang bị trên các smartphone cao cấp của hãng, lên A91; đồng thời tăng độ an toàn với 5 cấp độ bảo vệ nghiêm ngặt.

Với sự năng động và khả năng sáng tạo không giới hạn của gen Z, camera luôn là chi tiết được Oppo quan tâm hàng đầu nhằm giúp người dùng trẻ sở hữu những bức ảnh đặc sắc nhất theo cá tính của mỗi người. Với A91, ngoài bộ 4 camera siêu góc rộng tương tự trên A5 và A9 2020, model này sẽ được trang bị thêm ống kính macro nhằm mang đến những bức ảnh siêu cận cảnh mới lạ và khác biệt.

Thiết kế được xem là một trong những thế mạnh của Oppo, đặc biệt ở dòng A series. Với thiết kế mỏng hơn 14%, nhẹ hơn 12% so với tiền bối, Oppo A91 được đánh giá là model mỏng và nhẹ nhất dải A series. Màn hình 6,4 inch với tỷ lệ 20:9 mang đến sự thoải mái cả khi cầm nắm và thao tác bằng một tay. Bên cạnh đó, cảm biến vân tay ẩn thế hệ 3.0, có thời gian nhận diện, mở khóa chỉ 0,32 giây được xem là nâng cấp đáng giá về tốc độ mở khóa vân tay trong phân khúc smartphone tầm trung.

Chưa kể, Oppo A91 được dự đoán là model đầu tiên trong dòng A series được trang bị màn hình AMOLED với độ phân giải 2.400×1.080 px, giúp tái tạo màu sắc sống động, đồng thời mang đến trải nghiệm giải trí chân thật.

Oppo A Series 2020 tham vong lap ky tich vua tam trung nhu 2019 hinh anh 7 VOOC_Flash_Charge_3.0_copy_2.jpg

A91 sắp lên kệ với sạc nhanh VOOC 3.0 có giúp Oppo tiếp tục lên ngôi vương ở phân khúc tầm trung như năm ngoái?

Với những tính năng kể trên, rõ ràng Oppo đang từng bước nâng tầm trải nghiệm người dùng thông qua những smartphone tầm trung. Liệu Oppo có thật sự đưa những tính năng vốn chỉ xuất hiện trên các dòng cao cấp của mình vào những sản phẩm thuộc phân khúc thấp hơn, nhằm đáp ứng những yêu cầu ngày càng khắt khe của giới trẻ về một chiếc điện thoại thông minh? Câu trả lời vẫn còn phải chờ ngày ra mắt chính thức của A91.


Nguồn: Zing (https://news.zing.vn/oppo-a-series-2020-tham-vong-lap-ky-tich-vua-tam-trung-nhu-2019-post1052429.html)

Tin công nghệ

Hướng dẫn cập nhật “icon trái tim”, biểu tượng cảm xúc ‘Thương thương’ mới trên Facebook và Facebook Messenger

Biểu tượng cảm xúc Thương thương của mạng xã hội lớn nhất hành tinh Facebook thật đúng là một thông điệp ý nghĩa, giúp mọi người thêm đoàn kết, gắn bó với nhau trong nghịch cảnh dịch bệnh. Ngoài ra bạn cũng cập nhật biểu tượng trái tim mới nhất trên Facebook Messenger, để bạn là người “dẫn đầu” xu thế và có thể đem đi “khè” bạn bè nhé. Ngay bây giờ, mình xin chia sẻ với mọi người cách để có biểu tượng cảm xúc Thương thương trên Facebook và icon trái tim trên Facebook Messenger nhé.

Hướng dẫn cập nhật icon trái tim mới trên Facebook Messenger

Đầu tiên, các bạn hãy cập nhật phiên bản Messenger lên mới nhất

Cập nhật Messenger phiên bản mới nhất: iOS – Android.

Sau khi đã cập nhật hoàn tất, bạn vào một đoạn chat bất kì và nhấn giữ một câu hội thoại để “thả reaction”. Sau khi các reaction hiện ra, bạn nhất giữ vào biểu tượng trái tim cũ tầm 3 giây, bạn sẽ được hỏi có muốn cập nhật lên biểu tượng trái tim mới hay không, chỉ cần xác nhận là được.

Nếu muốn thay đổi lại trái tim cũ bạn chỉ cần làm thao tác y chang lúc nãy là xong.

 

Hướng dẫn hiển thị biểu tượng cảm xúc Thương thương

Bước 1. Bạn hãy cập nhật ứng dụng Facebook của mình lên phiên bản mới nhất.

Bước 2. Mở Facebook lên. Bạn ấn giữ vào nút Reaction trong một bài viết bất kỳ, sẽ thấy icon Thương thương. Nhấn để chọn cảm xúc nhé.

Trường hợp chưa thấy biểu tượng Thương thương. Bạn hãy chờ đợi thêm một thời gian ngắn để Facebook cập nhật.

Như vậy, mình vừa chia sẻ với các bạn cách cập nhật lên biểu tượng, icon facebook trái tim mới cho Facebook Messenger và icon cảm xúc ‘Thương thương’ mới trên Facebook, nếu thấy hay hãy chia sẻ bài viết này với mọi người nhé.

Nguồn: Nam Giới

Tiếp tục đọc

Tin công nghệ

The Observer: Lịch sử đã học được gì từ những thảm hoạ suy thoái kinh tế do đại dịch gây ra?

Virus cúm chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra các cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới từ trước tới nay. Chúng ta đã có rất nhiều bài học nhưng không phải đã áp dụng thành công chúng vào thực tế.

Dịch bệnh đã châm ngòi cho rất nhiều cuộc suy thoái kinh tế. Dữ liệu từ Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (NBER) ở Hoa Kỳ và website World Atlas cho biết, đại dịch cúm ở Nga năm 1889-1890 là nguyên nhân của cuộc suy thoái xảy ra vào năm 1890 và 1891; Cúm ở Tây Ban Nha năm 1918 nổi lên ngay trước 2 đợt suy thoái liên tiếp vào năm 1918-1919 và 1920-1921; Cúm ở châu Á năm 1957-1958 cùng với thời kỳ suy thoái kinh hoàng của thế giới xảy ra trong cùng một giai đoạn; và dịch cúm ở Hồng Kông năm 1968-1969 dẫn đến suy thoái kinh tế giai đoạn 1969-1970.

The Observer: Lịch sử đã học được gì từ những thảm hoạ suy thoái kinh tế do đại dịch gây ra? - Ảnh 1.

 Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể học được nhiều bài học từ các cuộc suy thoái kinh tế cũng như dịch bệnh trong quá khứ, từ đó chúng ta có thể áp dụng cho trận chiến chống Covid-19 đang diễn ra hiện nay.

Cúm lợn năm 2009, mặc dù không phải là bệnh truyền nhiễm và gây tử vong nhiều nhất trong lịch sử, nhưng lại cho chúng ta rất nhiều điều để học hỏi. Chính quyền Obama tuyên bố căn bệnh này là một trường hợp khẩn cấp đối với sức khỏe cộng đồng vào đầu tháng 4 năm đó. Nhưng cho đến khi ông tuyên bố đây là một trường hợp khẩn cấp quốc gia, thì mãi một vài tháng sau đó, công chúng mới thực sự điều chỉnh hành vi của mình.

Học được bài học từ sự bùng phát dịch cúm lợn, nhóm ứng phó với đại dịch của cựu tổng thống Mỹ Obama đã thiết lập 49 trạm chống dịch trên toàn thế giới ngay sau đó. Những trạm này được thiết kế để thiết lập hàng rào đối phó đối với các bệnh truyền nhiễm, theo dõi và quản lý sự lây lan của các mối nguy hiểm này rất lâu trước khi chúng “đặt chân” lên bờ biển Mỹ.

Tuy nhiên, khoản tài trợ cho 39 trong tổng số 49 các trạm này đã bị cắt từ năm 2018 do chính quyền Trump thực hiện cắt giảm 80% tài chính hỗ trợ phòng chống đại dịch toàn cầu. Đáng lẽ ra, các cơ sở đó không chỉ nên được giữ lại mà còn cần phải được tăng cường.

Bài học thứ hai đến từ một vị tổng thống khác. Trong một đợt dịch cúm lợn khác ở Ft. Dix, New Jersey, Tổng thống Gerald Ford chạy đua cung cấp giải pháp tiêm chủng cho mọi người dân Mỹ trong bối cảnh diễn ra cuộc tranh cử Mỹ năm 1976. 

Ông hi vọng mọi công dân nước này đều sẽ được tiêm chủng ngừa cúm lợn. Tuy nhiên, nỗ lực này được nhiều nhà phê bình hàng đầu coi là “thảm hại” do số trường hợp tử vong do biến chứng vắc-xin còn nhiều hơn cả số người chết do bệnh cúm lợn.

Tổng thống Ford từ đó đã hiểu rằng gây áp lực đối với dược phẩm có thể làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Sự lựa chọn thông minh sẽ là cẩn thận lắng nghe ý kiến từ các nhà khoa học, ngay cả khi họ không theo dõi lịch bầu cử hoặc quản lý danh mục đầu tư kinh tế của bạn.

Tất nhiên, việc thiết lập lại các cơ sở phát hiện và điều trị sớm ở nước ngoài và soạn thảo kế hoạch nghiên cứu và chống lại bệnh tật cần có thời gian và có thể không mang lại lợi ích ngắn hạn. Nhưng đó là những lời kêu gọi đúng đắn, điều mà công chúng đang tìm kiếm ở các nhà lãnh đạo của họ.

The Observer: Lịch sử đã học được gì từ những thảm hoạ suy thoái kinh tế do đại dịch gây ra? - Ảnh 2.

Tiếp tục đọc

Tin công nghệ

Jack Ma tạo ra website TMĐT hơn 700 triệu người dùng giữa đại dịch SARS dù bản thân và 500 nhân viên Alibaba bị cách ly: Khi khủng hoảng đừng nghĩ đó là cơ hội, hãy tìm xem mọi người cần gì và đáp ứng cho họ

Khi gặp khủng hoảng, Jack Ma không cho rằng đó là cơ hội mà ông nghĩ xem mọi người cần gì và đáp ứng cho họ.

Trong lúc dịch Covid-19 đang lây lan chóng mặt trên toàn thế giới, gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế và hoạt động kinh doanh toàn cầu. Có một câu chuyện được gợi nhắc lại là sự nổi lên của Alibaba giữa đại dịch SARS 2003. Câu chuyện này đã cho thấy cách mà ngành công nghiệp bán lẻ có thể thích nghi với những điều kiện thị trường tồi tệ nhất.

Chắc hẳn nhiều người vẫn còn nhớ rằng trên 8.000 người đã bị nhiễm SARS vào năm 2003 và gần 800 trường hợp thiệt mạng. Trường học, nhà máy, cửa hàng đều phải đóng cửa, nhiều thành phố ở Trung Quốc bỗng chốc biến thành những “thành phố ma” vì người dân không dám ra đường.

Jack Ma tạo ra website TMĐT hơn 700 triệu người dùng giữa đại dịch SARS dù bản thân và 500 nhân viên Alibaba bị cách ly: Khi khủng hoảng đừng nghĩ đó là cơ hội, hãy tìm xem mọi người cần gì và đáp ứng cho họ - Ảnh 1.

Hiện tại, dù tỷ lệ tử vong do Covid-19 thấp hơn nhiều so với SARS nhưng số ca nhiễm Covid-19 đã cao hơn gấp nhiều lần so với SARS và đang tiếp tục tăng hơn nữa.

Nhưng, trong khủng hoảng luôn luôn nảy sinh ra những cơ hội. Câu nói này đặc biệt đúng với tỷ phú Jack Ma và đế chế Alibaba.

Ở thời điểm đó, Alibaba mới hoạt động được 4 năm và họ chỉ đang tập trung vào mảng thương mại điện tử B2B tức là doanh nghiệp tới doanh nghiệp. Alibaba đóng vai trò trung gian kết nối các khách hàng là doanh nghiệp Mỹ với nhà cung cấp Trung Quốc.

Năm đó, hội chợ Canton diễn ra ở Quảng Châu có 1 nữ nhân viên của Alibaba cũng tham gia. Sau khi trở về từ hội chợ, cô này vẫn đi làm bình thường và sau vài ngày cô có biểu hiện sốt và được chuẩn đoán mắc SARS. Ngay lập tức cô được đưa vào viện và trở thành bệnh nhân SARS số 4 ở Hàng Châu.

Theo quy định, do nữ nhân viên có đến công ty làm việc vài ngày trước khi được phát hiện mắc bệnh nên toàn bộ nhân viên Alibaba, trong đó có cả Jack Ma bị yêu cầu cách ly tại nhà 12 ngày. Không thể làm gì khác, Jack Ma cùng hơn 500 nhân viên buộc phải làm việc tại nhà.

Cũng may cho Alibaba là ban truyền thông đã đối phó kịp thời, không để thông tin lọt ra ngoài và báo chí chỉ đưa tin là một công ty internet ở Hàng Châu có nhân viên nhiễm SARS. Việc đó khiến danh tiếng của Alibaba không bị ảnh hưởng nhiều.

Khi ấy, rất nhiều nước trên thế giới đã ban hành những cảnh báo về du lịch tới Trung Quốc chính vì vậy nhu cầu mua sắm trực tuyến trên nền tảng của Alibaba tăng đột biến. Bắt đầu vào tháng 3/2003, mảng B2B của Alibaba đã có thêm 4.000 thành viên mới và 9.000 sản phẩm đăng lên mỗi ngày, tức là tăng gấp 3 – 5 lần so với thời kỳ trước khi dịch SARS diễn ra.

Các nhà cung cấp Trung Quốc cũng không còn lựa chọn nào khác, họ buộc phải đầu tư nhiều hơn cho tiếp thị trực tuyến trên nền tảng của Alibaba. Mảng kinh doanh của Alibaba đã tăng 50% vào năm đó và doanh thu mỗi ngày lên tới 10 triệu NDT.

Chứng kiến thành công với mô hình nền tảng B2B, bước đột phá nhất của Jack Ma cùng Alibaba lúc bấy giờ phải kể đến sự ra đời của trang thương mại điện tử Taobao. Ý tưởng của Jack Ma khi ấy là tạo ra một nền tảng thương mại điện tử bán lẻ cá nhân bởi ông nhận thức sâu sắc rằng bán lẻ trực tuyến sẽ trở thành thứ mà mọi người cần, và Alibaba cần phải cho ra đời một sản phẩm đáp ứng nhu cầu đó.

Thời điểm ấy, eBay đã hoạt động ở Trung Quốc được một khoảng thời gian và mọi người đều tin rằng Alibaba không thể đấu lại được với gã khổng lồ Mỹ.

Tuy nhiên bỏ ngoài tai tất cả những lời đó, Jack ma đã bí mật họp bàn với 6 người khác về việc cho ra mắt sản phẩm mới.

Ngoài những nhân viên bị cách ly, một đội Nghiên cứu phát triển của Alibaba đã làm việc riêng cùng nhau. Và thế là, tháng 6/2003, Taobao ra đời, do vẫn bị cách ly nên Jack Ma nâng ly rượu và gửi lời chúc mừng trong ngày ra mắt tại nhà.

Kể từ đó, Taobao đã bùng nổ trở thành trang thương mại điện tử hàng đầu thế giới với trên 700 triệu người dùng tính tới cuối tháng 12, tăng từ mức 693 triệu người vào cuối tháng 9/2019. Tổng giá trị hàng hóa giao dịch qua website này trong năm 2017 lên tới 428 tỷ USD.

Nói về thử thách vượt qua đại dịch SARS năm 2003, Jack Ma không cho rằng đó vừa là thách thức vừa là cơ hội. Quan điểm của ông là: “Trong thời kỳ SARS, đừng ai nghĩ đây là một cơ hội, mà nên nghĩ về những rắc rối mà mọi người đang gặp phải và làm thế nào chúng ta có thể giúp đỡ mọi người”.

Đó cũng chính là ý tưởng giúp ông thành lập nên Taobao và đưa nó đến thành công.

Thời gian này cũng vậy, bất kỳ ai làm chủ doanh nghiệp cũng đang trải qua giai đoạn đặc biệt khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Lời khuyên của Jack Ma là mọi người cần tìm ra một hướng đi mới và thay đổi những thứ hiện tại. “Hãy suy ngẫm về những gì bạn thật sự muốn, những gì bạn có và những gì bạn cần từ bỏ hoặc giữ lại”.

Tiếp tục đọc

Được xem nhiều