Connect with us

Bảo mật

Triều Tiên tạm ngắt Internet sau bế bối Hồ sơ Panama

Sau sự cố mất mạng trong 3 tiếng, Triều Tiên cũng kiểm soát trở lại các dịch vụ mạng xã hội như Twitter, Facebook, Youtube cho người nước ngoài đến thăm quan tại đây. 
trieu-tien-tam-ngat-internet-sau-be-boi-ho-so-panama

Triều Tiên vẫn kiểm duyệt Internet rất chặt chẽ. 

Theo Ibtimes, mạng Internet ở Triều Tiên đã bị ngắt hoàn toàn trong vòng gần 3 tiếng vào ngày 6/4, hai ngày sau khi ngân hàng tín dụng Daedong của nước này được cho là có liên quan đến vụ bê bối Hồ sơ Panama. Đây được cho là lần mất mạng kéo dài nhất trong năm 2016 tại Triều Tiên. 

Doug Madory, Giám đốc phân tích tại viện nghiên cứu Dyn Research, cho rằng thời gian mạng Internet bị ngắt lâu như vậy nhiều khả năng là do cố ý. “Nó ban đầu trông giống như một lỗi kỹ thuật như bị cắt dây, bị cúp điện hay hư hỏng tạm thời một chi tiết phần cứng. Nhưng cũng có thể đơn giản là họ đã cố tình tắt nó đi”, ông nói. 

Điều trùng hợp là ngay sau khi kết nối mạng có trở lại, Bình Nhưỡng lập tức đưa ra lệnh kiểm soát chặt chẽ một loạt các trang web trong đó có Twitter, Facebook và Youtube. Các dịch vụ mạng xã hội này trước đó được mở giới hạn cho những người nước ngoài du lịch tại đây. 

Lần cuối cùng Triều Tiên trải qua lần mất mạng lâu tương tự là vào tháng 12/2014, sau khi Bình Nhưỡng bị cáo buộc thuê các hacker để tấn công vào các máy chủ của Sony Pictures. 

Theo AP, có hơn hai triệu người Triều Tiên sở hữu điện thoại di động nhưng chỉ có một số rất ít là ngoại lệ được tiếp xúc với Internet đầy đủ. Những người này thường là các quan chức cấp cao, các trường đại học hàng đầu hoặc các thành viên trong gia đình của ông Kim Jong-un. 

Hoài Anh

Click để bình luạn

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bảo mật

Nhà mạng miễn cước data truy cập trang web Bộ Y tế

Từ ngày 5-2-2020, thuê bao di động MobiFone được miễn phí hoàn toàn cước data khi truy cập vào trang thông tin điện tử của Bộ Y tế. Còn tất cả khách hàng đến các điểm giao dịch của VNPT sẽ được tặng khẩu trang.

Nhà mạng miễn cước data truy cập trang web Bộ Y tế - Ảnh 1.

Để tạo điều kiện cho khách hàng và người dân tìm hiểu thông tin về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra, MobiFone thông báo sẽ miễn cước data cho thuê bao khi truy cập vào trang web của Bộ Y tế (địa chỉ www.moh.gov.vn).

Từ ngày 5-2, mọi thuê bao đang hoạt động một chiều, hai chiều trên mạng MobiFone, thậm chí cả những thuê bao hết tiền trong tài khoản, thuê bao hết dung lượng data vẫn được cập nhật được thông tin về dịch bệnh một cách hoàn toàn miễn phí. 

Trước đó, MobiFone cũng đã công bố miễn phí cước gọi từ thuê bao di động MobiFone đến đường dây nóng 19009095 / 19003228 phòng chống bệnh dịch do virus nCoV của Bộ Y tế. 

Nhà mạng miễn cước data truy cập trang web Bộ Y tế - Ảnh 2.

Tặng khẩu trang, hướng dẫn sử dụng nước rửa tay diệt khuẩn tại các điểm giao dịch của VNPT – Ảnh: CAO HƯNG

VNPT cũng miễn phí cước cuộc gọi đến số đường dây nóng của Bộ Y tế 19003228 và 19009095. 

Ngoài ra, VNPT còn thông báo phát khẩu trang miễn phí cho khách đến điểm giao dịch trên toàn hệ thống.

VNPT còn thường xuyên nhắn tin về các biện pháp bảo vệ, khuyến cáo của Bộ Y tế tới toàn bộ thuê bao VinaPhone trên toàn quốc.

Nguồn: Tuoitre.vn (https://congnghe.tuoitre.vn/nha-mang-mien-cuoc-data-truy-cap-trang-web-bo-y-te-20200204191315764.htm)

Tiếp tục đọc

Bảo mật

Lần đầu tiên thuốc do trí tuệ nhân tạo ‘bào chế’ được sử dụng trên người

Một phân tử thuốc được trí tuệ nhân tạo (AI) “phát minh” ra sẽ được sử dụng trong các thử nghiệm ở người trong thời gian tới đây, đem lại hi vọng lớn lao về những tiến bộ công nghệ y học mới.

Lần đầu tiên thuốc do trí tuệ nhân tạo ‘bào chế’ được sử dụng trên người - Ảnh 1.

Các chuyên gia y tế mô tả quá trình Al tạo ra phân tử thuốc mới tựa như là “cột mốc phát hiện ma túy” – Ảnh: GETTY

“Thuốc” này là sản phẩm từ sự phối hợp của công ty khởi nghiệp Exscientia (Anh) và công ty dược phẩm Nhật Bản Sumitomo Dainippon Pharma và sẽ được sử dụng để điều trị cho những bệnh nhân mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD).

Theo đài BBC, phân tử thuốc này được gọi là DSP-1181, tạo ra bằng cách sử dụng các thuật toán sàng lọc thông qua các hợp chất tiềm năng, kiểm tra chúng dựa trên cơ sở dữ liệu khổng lồ về các tham số. 

Thông thường, việc phát triển một loại thuốc mất khoảng 5 năm để đưa vào thử nghiệm, nhưng thuốc do AI tạo ra chỉ mất 12 tháng.

Trí tuệ nhân tạo vẫn đang được sử dụng để chẩn đoán bệnh nhân và phân tích dữ liệu tình trạng bệnh tật, nhưng đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu sử dụng trực tiếp AI trong việc tạo ra một loại thuốc mới.

DSP-1181 sẽ bước vào thử nghiệm giai đoạn một tại Nhật Bản trên bệnh nhân mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Nếu thành công sẽ được theo dõi bằng các thử nghiệm mang tính toàn cầu.

Hiện phía Exscientia và Sumitomo Dainippon Pharma cũng đang nghiên cứu các loại thuốc tiềm năng để điều trị ung thư và bệnh tim mạch với hi vọng sẽ có một phân tử thuốc khác sẵn sàng cho các thử nghiệm lâm sàng vào cuối năm nay. 

Dự kiến đến cuối thập kỷ này, Al có thể tạo ra tất cả các loại thuốc mới, rút ngắn thời gian thử nghiệm, giảm chi phí và nhân công ngành y tế.

Nguồn: Tuoitre.vn (https://congnghe.tuoitre.vn/lan-dau-tien-thuoc-do-tri-tue-nhan-tao-bao-che-duoc-su-dung-tren-nguoi-20200131105723797.htm)

Tiếp tục đọc

Bảo mật

Trung Quốc lập app ‘chỉ điểm’ tận con phố có virus corona

Các ứng dụng bản đồ trở thành cứu tinh của nhiều người Trung Quốc trong những ngày có dịch. Họ chỉ cần mở smartphone là biết khu phố nào có người nhiễm virus corona để chủ động tránh né từ xa.

Trung Quốc lập app chỉ điểm tận con phố có virus corona - Ảnh 1.

Một phụ nữ ở Thượng Hải kiểm tra điện thoại hôm 29-1 – Ảnh: REUTERS

QuantUrban, một công ty phát triển bản đồ và nền tảng WeChat của Trung Quốc, đã cùng bắt tay tạo ra ứng dụng bản đồ cảnh báo dịch bệnh có tên YiKuang. Bản đồ này sẽ lấy thông tin chính thức từ chính phủ để xác định các khu vực có người nhiễm virus corona. 

Số liệu sẽ được cập nhật mỗi ngày sau khi chính phủ công bố số liệu chính thức, cho phép người dân có thể biết khu phố của mình có người nhiễm hay không hoặc nơi họ đang sống cách địa điểm có dịch bao xa. 

Hiện bản đồ này chỉ mới được triển khai tại thành phố Thâm Quyến, Quảng Châu và 9 thành phố khác ở tỉnh Quảng Đông.

Thoạt đầu các nhà phát triển YiKuang sử dụng hình đầu lâu xương chéo để cảnh báo những địa điểm có dịch. 

Tuy nhiên, nhiều người dùng WeChat đã phàn nàn điều này quá ghê sợ và không đúng với bản chất, khiến người ta hiểu lầm rằng cứ mắc bệnh là sẽ chết. QuantUrban sau đó đã sửa sai bằng việc sử dụng dấu chấm than.

Đo thân nhiệt từ xa bằng drone ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc – Nguồn: People Daily

“Xem bản đồ ít ra cũng có chút thoải mái. Dù không thể đảm bảo virus corona sẽ không xuất hiện ở khu bạn sống nhưng bạn có thể chủ động tránh những nơi đã có người bệnh”, một người dân ở Thâm Quyến chia sẻ với Hãng tin Reuters.

Số ca nhiễm tại Thâm Quyến đã tăng lên hơn 240 người vào ngày 3-2. “Thủ đô” công nghệ của Trung Quốc hiện đã vượt mặt các thành phố lớn khác như Thượng Hải, Bắc Kinh và Quảng Châu về số người nhiễm.

Ngoài YiKuang, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc và Nhân Dân nhật báo cũng giới thiệu một số ứng dụng giúp người dân có thể kiểm tra liệu xe buýt, xe lửa hay máy bay mà họ đang đi đã từng chở người bị nhiễm bệnh hay chưa.

Trung Quốc lập app chỉ điểm tận con phố có virus corona - Ảnh 3.

Phun khử trùng bằng drone ở Trung Quốc – Ảnh: REUTERS

Công nghệ đang được sử dụng rất nhiều trong mùa dịch lần này ở Trung Quốc. Chính quyền đã sử dụng các thiết bị bay không người lái (drone) gắn loa để cảnh cáo những người không đeo khẩu trang khi ra đường.

Tại tỉnh Giang Tây, cơ quan y tế cũng sử dụng drone có gắn dụng cụ đo thân nhiệt để kiểm tra sức khỏe người dân thay vì yêu cầu họ tập trung tại các trung tâm y tế. Việc người dân cần làm là bước ra ngoài ban công và nhìn vào drone.

Nguồn: Tuoitre.vn (https://congnghe.tuoitre.vn/trung-quoc-lap-app-chi-diem-tan-con-pho-co-virus-corona-20200204174603186.htm)

Tiếp tục đọc

Được xem nhiều