Connect with us

Tin công nghệ

Ứng dụng khai báo y tế phòng chống COVID-19 đã ra mắt, tích hợp tính năng phản ánh các trường hợp nghi nhiễm tới cơ quan quản lý

Hai ứng dụng này gồm ứng dụng NCOVI dành cho công dân Việt Nam và Ứng dụng Vietnam Health declaration dành cho người nhập cảnh vào Việt Nam, mhằm mục đích cung cấp thông tin 2 chiều giữa người dân và cơ quan chức năng

Tại cuộc buổi ra mắt diễn ra vào chiều nay 9-3-2020, Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chính thức trình làng 2 ứng dụng khai báo y tế tự nguyện nhằm chủ động cho công tác phòng dịch. Hai ứng dụng này gồm ứng dụng nCoV (hay NCOVI) dành cho công dân Việt Nam và ứng dụng Vietnam Health declaration dành cho người nhập cảnh vào Việt Nam. 

Theo phó thủ tướng Vũ Đức Đam, việc khai báo y tế thông qua ứng dụng NCOVI chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin 2 chiều giữa người dân và cơ quan chức năng, được thực hiện trên hình thức tự nguyện, không bắt buộc.

Hiện tại, ứng dụng NCOVI và Vietnam Health declaration đã có mặt trên chợ ứng dụng Google Play. Với người dùng iOS, 2 ứng dụng này sẽ sớm được phát hành trên AppStore thời gian tới. Cần lưu ý, ứng dụng nCovi MobiFone hiện có trên AppStore chỉ dùng nội bộ cho nhân viên MobiFone. 

Ứng dụng khai báo y tế phòng chống COVID-19 đã ra mắt, tích hợp tính năng phản ánh các trường hợp nghi nhiễm tới cơ quan quản lý - Ảnh 1.

Ứng dụng NCOVI hỗ trợ hệ điều hành Android và iOS, tương thích với các dòng smartphone phổ biến trên thị trường

Được phát triển bởi tập đoàn VNPT hợp tác cùng các công ty CNTT lớn tại Việt Nam, ứng dụng NCOVI cho phép người dân có thể cung cấp thông tin hỗ trợ ngành y tế tìm ra các trường hợp cần chú ý nhằm đảm bảo phòng chống dịch một cách chủ động.

Theo đó, chức năng “Khai y tế nhập cảnh” của ứng dụng NCOVI áp dụng với những người đi từ vùng dịch, đã tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh, qua đó giúp nhóm đối tượng này nhận được hỗ trợ kịp thời từ cơ quan y tế.

Trong khi đó, chức năng “Khai y tế toàn dân” cho phép người dân đăng ký thông tin sức khỏe bản thân và người thân trong gia đình với cơ quan y tế. Người dân sẽ khai báo thông tin cá nhân của bản thân và gia đình, bao gồm họ tên, số giấy tờ tùy thân, mã BHXH, quốc tịch, giới tính, thông tin liên hệ. Sau khi khai báo, người dùng sẽ tự đánh giá tình trạng sức khỏe, điền vào form khảo sát và gửi vào thông tin khai báo để hoàn tất. 

Ứng dụng khai báo y tế phòng chống COVID-19 đã ra mắt, tích hợp tính năng phản ánh các trường hợp nghi nhiễm tới cơ quan quản lý - Ảnh 2.

Ứng dụng NCOVI có chức năng cảnh báo khu vực có dịch cho phép người dân biết khu vực nào đang có dịch để chủ động phòng tránh.

Được biết, những thông tin này sẽ được bảo mật và quản lý chặt chẽ, chỉ được sử dụng vào mục đích hỗ trợ cộng đồng. Dựa trên dữ liệu ứng dụng này gửi về, hệ thống y tế sẽ biết được các trường hợp cần chú ý để hỗ trợ y tế nhanh nhất và hiệu quả nhất có thể. 

Ngoài ra, ứng dụng cũng có chức năng thông tin dịch bệnh ở Việt Nam và trên thế giới cũng như thông tin khuyến cáo phòng bệnh, cùng chức năng cảnh báo khu vực có dịch cho phép người dân biết khu vực nào đang có dịch để chủ động phòng tránh. Các các nhiễm bệnh sẽ được cập nhật trên thời gian thực và được định vị trên nền tảng bản đồ số Việt Nam (Vmap).

Đáng chú ý, ứng dụng NCOVI còn tích hợp chức năng phản ánh thông tin. Thông qua chức năng này, người dân có thể gửi thông tin đến cơ quan chức năng về các trường hợp khả nghi, cần theo dõi bệnh. Cần lưu ý, việc khai báo sai thông tin là vi phạm pháp luật Việt Nam và có thể bị xử lý hình sự. 

Ứng dụng khai báo y tế phòng chống COVID-19 đã ra mắt, tích hợp tính năng phản ánh các trường hợp nghi nhiễm tới cơ quan quản lý - Ảnh 3.

Giao diện chức năng phản ánh các trường hợp khả nghi cần theo dõi bệnh, và chức năng khai báo y tế toàn dân

Theo đại diện nhóm phát triển, ứng dụng nCoV hỗ trợ hệ điều hành Android và iOS, tương thích với các dòng smartphone phổ biến trên thị trường. Khi tạo tài khoản, người dùng bắt buộc phải cung cấp các thông tin gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, số giấy tờ tùy thân, địa chỉ và đặc biệt là số điện thoại để nhận mã OTP nhằm kích hoạt tài khoản.

Với Vietnam Health declaration, đây là ứng dụng cho Tổng công ty giải pháp doanh nghiệp Viettel(Viettel Solutions) phát triển. Thông qua ứng dụng này, người nhập cảnh vào Việt Nam có thể kê khai y tế bằng cách quét mã QR qua smartphone để nhận đầy đủ các thông tin cần khai báo. 

Sau khi kê khai, thông tin về người nhập cảnh sẽ được hệ thống cập nhật về các trung tâm chống dịch và cơ quan của Việt Nam để quản lý. Dựa trên các dữ liệu được thu thập, cơ quan quản lý có thể nắm bắt chính xác số lượng về người nhập cảnh, xuất cảnh, quản lý các trường hợp nghi ngờ cách ly, thống kê và báo cáo tình hình nhanh và chính xác nhất tới cơ quan y tế, địa phương.

Ngoài các ứng dụng trên, người dân cũng có thể truy cập các cổng thông tin điện tử như suckhoetoandan.vn/khaiyte hoặc tokhaiyte.vn và làm theo hướng dẫn để thực hiện khai báo y tế điện tử. Trước đó, tại cuộc họp của Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, cơ quan chức năng cho biết sẽ yêu cầu khai báo y tế toàn dân từ ngày mai (10/3/2020).

Link tải ứng dụng NCOVI:

Android: https://play.google.com/store/apps/details?id=com.vnptit.innovation.ncovi

iOS: Đang cập nhật (Lưu ý: Ứng dụng nCovi MobiFone trên AppStore chỉ dùng nội bộ cho nhân viên MobiFone)

Ứng dụng khai báo y tế phòng chống COVID-19 đã ra mắt, tích hợp tính năng phản ánh các trường hợp nghi nhiễm tới cơ quan quản lý - Ảnh 6.

Tin công nghệ

Hướng dẫn cập nhật “icon trái tim”, biểu tượng cảm xúc ‘Thương thương’ mới trên Facebook và Facebook Messenger

Biểu tượng cảm xúc Thương thương của mạng xã hội lớn nhất hành tinh Facebook thật đúng là một thông điệp ý nghĩa, giúp mọi người thêm đoàn kết, gắn bó với nhau trong nghịch cảnh dịch bệnh. Ngoài ra bạn cũng cập nhật biểu tượng trái tim mới nhất trên Facebook Messenger, để bạn là người “dẫn đầu” xu thế và có thể đem đi “khè” bạn bè nhé. Ngay bây giờ, mình xin chia sẻ với mọi người cách để có biểu tượng cảm xúc Thương thương trên Facebook và icon trái tim trên Facebook Messenger nhé.

Hướng dẫn cập nhật icon trái tim mới trên Facebook Messenger

Đầu tiên, các bạn hãy cập nhật phiên bản Messenger lên mới nhất

Cập nhật Messenger phiên bản mới nhất: iOS – Android.

Sau khi đã cập nhật hoàn tất, bạn vào một đoạn chat bất kì và nhấn giữ một câu hội thoại để “thả reaction”. Sau khi các reaction hiện ra, bạn nhất giữ vào biểu tượng trái tim cũ tầm 3 giây, bạn sẽ được hỏi có muốn cập nhật lên biểu tượng trái tim mới hay không, chỉ cần xác nhận là được.

Nếu muốn thay đổi lại trái tim cũ bạn chỉ cần làm thao tác y chang lúc nãy là xong.

 

Hướng dẫn hiển thị biểu tượng cảm xúc Thương thương

Bước 1. Bạn hãy cập nhật ứng dụng Facebook của mình lên phiên bản mới nhất.

Bước 2. Mở Facebook lên. Bạn ấn giữ vào nút Reaction trong một bài viết bất kỳ, sẽ thấy icon Thương thương. Nhấn để chọn cảm xúc nhé.

Trường hợp chưa thấy biểu tượng Thương thương. Bạn hãy chờ đợi thêm một thời gian ngắn để Facebook cập nhật.

Như vậy, mình vừa chia sẻ với các bạn cách cập nhật lên biểu tượng, icon facebook trái tim mới cho Facebook Messenger và icon cảm xúc ‘Thương thương’ mới trên Facebook, nếu thấy hay hãy chia sẻ bài viết này với mọi người nhé.

Nguồn: Nam Giới

Tiếp tục đọc

Tin công nghệ

The Observer: Lịch sử đã học được gì từ những thảm hoạ suy thoái kinh tế do đại dịch gây ra?

Virus cúm chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra các cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới từ trước tới nay. Chúng ta đã có rất nhiều bài học nhưng không phải đã áp dụng thành công chúng vào thực tế.

Dịch bệnh đã châm ngòi cho rất nhiều cuộc suy thoái kinh tế. Dữ liệu từ Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (NBER) ở Hoa Kỳ và website World Atlas cho biết, đại dịch cúm ở Nga năm 1889-1890 là nguyên nhân của cuộc suy thoái xảy ra vào năm 1890 và 1891; Cúm ở Tây Ban Nha năm 1918 nổi lên ngay trước 2 đợt suy thoái liên tiếp vào năm 1918-1919 và 1920-1921; Cúm ở châu Á năm 1957-1958 cùng với thời kỳ suy thoái kinh hoàng của thế giới xảy ra trong cùng một giai đoạn; và dịch cúm ở Hồng Kông năm 1968-1969 dẫn đến suy thoái kinh tế giai đoạn 1969-1970.

The Observer: Lịch sử đã học được gì từ những thảm hoạ suy thoái kinh tế do đại dịch gây ra? - Ảnh 1.

 Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể học được nhiều bài học từ các cuộc suy thoái kinh tế cũng như dịch bệnh trong quá khứ, từ đó chúng ta có thể áp dụng cho trận chiến chống Covid-19 đang diễn ra hiện nay.

Cúm lợn năm 2009, mặc dù không phải là bệnh truyền nhiễm và gây tử vong nhiều nhất trong lịch sử, nhưng lại cho chúng ta rất nhiều điều để học hỏi. Chính quyền Obama tuyên bố căn bệnh này là một trường hợp khẩn cấp đối với sức khỏe cộng đồng vào đầu tháng 4 năm đó. Nhưng cho đến khi ông tuyên bố đây là một trường hợp khẩn cấp quốc gia, thì mãi một vài tháng sau đó, công chúng mới thực sự điều chỉnh hành vi của mình.

Học được bài học từ sự bùng phát dịch cúm lợn, nhóm ứng phó với đại dịch của cựu tổng thống Mỹ Obama đã thiết lập 49 trạm chống dịch trên toàn thế giới ngay sau đó. Những trạm này được thiết kế để thiết lập hàng rào đối phó đối với các bệnh truyền nhiễm, theo dõi và quản lý sự lây lan của các mối nguy hiểm này rất lâu trước khi chúng “đặt chân” lên bờ biển Mỹ.

Tuy nhiên, khoản tài trợ cho 39 trong tổng số 49 các trạm này đã bị cắt từ năm 2018 do chính quyền Trump thực hiện cắt giảm 80% tài chính hỗ trợ phòng chống đại dịch toàn cầu. Đáng lẽ ra, các cơ sở đó không chỉ nên được giữ lại mà còn cần phải được tăng cường.

Bài học thứ hai đến từ một vị tổng thống khác. Trong một đợt dịch cúm lợn khác ở Ft. Dix, New Jersey, Tổng thống Gerald Ford chạy đua cung cấp giải pháp tiêm chủng cho mọi người dân Mỹ trong bối cảnh diễn ra cuộc tranh cử Mỹ năm 1976. 

Ông hi vọng mọi công dân nước này đều sẽ được tiêm chủng ngừa cúm lợn. Tuy nhiên, nỗ lực này được nhiều nhà phê bình hàng đầu coi là “thảm hại” do số trường hợp tử vong do biến chứng vắc-xin còn nhiều hơn cả số người chết do bệnh cúm lợn.

Tổng thống Ford từ đó đã hiểu rằng gây áp lực đối với dược phẩm có thể làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Sự lựa chọn thông minh sẽ là cẩn thận lắng nghe ý kiến từ các nhà khoa học, ngay cả khi họ không theo dõi lịch bầu cử hoặc quản lý danh mục đầu tư kinh tế của bạn.

Tất nhiên, việc thiết lập lại các cơ sở phát hiện và điều trị sớm ở nước ngoài và soạn thảo kế hoạch nghiên cứu và chống lại bệnh tật cần có thời gian và có thể không mang lại lợi ích ngắn hạn. Nhưng đó là những lời kêu gọi đúng đắn, điều mà công chúng đang tìm kiếm ở các nhà lãnh đạo của họ.

The Observer: Lịch sử đã học được gì từ những thảm hoạ suy thoái kinh tế do đại dịch gây ra? - Ảnh 2.

Tiếp tục đọc

Tin công nghệ

Jack Ma tạo ra website TMĐT hơn 700 triệu người dùng giữa đại dịch SARS dù bản thân và 500 nhân viên Alibaba bị cách ly: Khi khủng hoảng đừng nghĩ đó là cơ hội, hãy tìm xem mọi người cần gì và đáp ứng cho họ

Khi gặp khủng hoảng, Jack Ma không cho rằng đó là cơ hội mà ông nghĩ xem mọi người cần gì và đáp ứng cho họ.

Trong lúc dịch Covid-19 đang lây lan chóng mặt trên toàn thế giới, gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế và hoạt động kinh doanh toàn cầu. Có một câu chuyện được gợi nhắc lại là sự nổi lên của Alibaba giữa đại dịch SARS 2003. Câu chuyện này đã cho thấy cách mà ngành công nghiệp bán lẻ có thể thích nghi với những điều kiện thị trường tồi tệ nhất.

Chắc hẳn nhiều người vẫn còn nhớ rằng trên 8.000 người đã bị nhiễm SARS vào năm 2003 và gần 800 trường hợp thiệt mạng. Trường học, nhà máy, cửa hàng đều phải đóng cửa, nhiều thành phố ở Trung Quốc bỗng chốc biến thành những “thành phố ma” vì người dân không dám ra đường.

Jack Ma tạo ra website TMĐT hơn 700 triệu người dùng giữa đại dịch SARS dù bản thân và 500 nhân viên Alibaba bị cách ly: Khi khủng hoảng đừng nghĩ đó là cơ hội, hãy tìm xem mọi người cần gì và đáp ứng cho họ - Ảnh 1.

Hiện tại, dù tỷ lệ tử vong do Covid-19 thấp hơn nhiều so với SARS nhưng số ca nhiễm Covid-19 đã cao hơn gấp nhiều lần so với SARS và đang tiếp tục tăng hơn nữa.

Nhưng, trong khủng hoảng luôn luôn nảy sinh ra những cơ hội. Câu nói này đặc biệt đúng với tỷ phú Jack Ma và đế chế Alibaba.

Ở thời điểm đó, Alibaba mới hoạt động được 4 năm và họ chỉ đang tập trung vào mảng thương mại điện tử B2B tức là doanh nghiệp tới doanh nghiệp. Alibaba đóng vai trò trung gian kết nối các khách hàng là doanh nghiệp Mỹ với nhà cung cấp Trung Quốc.

Năm đó, hội chợ Canton diễn ra ở Quảng Châu có 1 nữ nhân viên của Alibaba cũng tham gia. Sau khi trở về từ hội chợ, cô này vẫn đi làm bình thường và sau vài ngày cô có biểu hiện sốt và được chuẩn đoán mắc SARS. Ngay lập tức cô được đưa vào viện và trở thành bệnh nhân SARS số 4 ở Hàng Châu.

Theo quy định, do nữ nhân viên có đến công ty làm việc vài ngày trước khi được phát hiện mắc bệnh nên toàn bộ nhân viên Alibaba, trong đó có cả Jack Ma bị yêu cầu cách ly tại nhà 12 ngày. Không thể làm gì khác, Jack Ma cùng hơn 500 nhân viên buộc phải làm việc tại nhà.

Cũng may cho Alibaba là ban truyền thông đã đối phó kịp thời, không để thông tin lọt ra ngoài và báo chí chỉ đưa tin là một công ty internet ở Hàng Châu có nhân viên nhiễm SARS. Việc đó khiến danh tiếng của Alibaba không bị ảnh hưởng nhiều.

Khi ấy, rất nhiều nước trên thế giới đã ban hành những cảnh báo về du lịch tới Trung Quốc chính vì vậy nhu cầu mua sắm trực tuyến trên nền tảng của Alibaba tăng đột biến. Bắt đầu vào tháng 3/2003, mảng B2B của Alibaba đã có thêm 4.000 thành viên mới và 9.000 sản phẩm đăng lên mỗi ngày, tức là tăng gấp 3 – 5 lần so với thời kỳ trước khi dịch SARS diễn ra.

Các nhà cung cấp Trung Quốc cũng không còn lựa chọn nào khác, họ buộc phải đầu tư nhiều hơn cho tiếp thị trực tuyến trên nền tảng của Alibaba. Mảng kinh doanh của Alibaba đã tăng 50% vào năm đó và doanh thu mỗi ngày lên tới 10 triệu NDT.

Chứng kiến thành công với mô hình nền tảng B2B, bước đột phá nhất của Jack Ma cùng Alibaba lúc bấy giờ phải kể đến sự ra đời của trang thương mại điện tử Taobao. Ý tưởng của Jack Ma khi ấy là tạo ra một nền tảng thương mại điện tử bán lẻ cá nhân bởi ông nhận thức sâu sắc rằng bán lẻ trực tuyến sẽ trở thành thứ mà mọi người cần, và Alibaba cần phải cho ra đời một sản phẩm đáp ứng nhu cầu đó.

Thời điểm ấy, eBay đã hoạt động ở Trung Quốc được một khoảng thời gian và mọi người đều tin rằng Alibaba không thể đấu lại được với gã khổng lồ Mỹ.

Tuy nhiên bỏ ngoài tai tất cả những lời đó, Jack ma đã bí mật họp bàn với 6 người khác về việc cho ra mắt sản phẩm mới.

Ngoài những nhân viên bị cách ly, một đội Nghiên cứu phát triển của Alibaba đã làm việc riêng cùng nhau. Và thế là, tháng 6/2003, Taobao ra đời, do vẫn bị cách ly nên Jack Ma nâng ly rượu và gửi lời chúc mừng trong ngày ra mắt tại nhà.

Kể từ đó, Taobao đã bùng nổ trở thành trang thương mại điện tử hàng đầu thế giới với trên 700 triệu người dùng tính tới cuối tháng 12, tăng từ mức 693 triệu người vào cuối tháng 9/2019. Tổng giá trị hàng hóa giao dịch qua website này trong năm 2017 lên tới 428 tỷ USD.

Nói về thử thách vượt qua đại dịch SARS năm 2003, Jack Ma không cho rằng đó vừa là thách thức vừa là cơ hội. Quan điểm của ông là: “Trong thời kỳ SARS, đừng ai nghĩ đây là một cơ hội, mà nên nghĩ về những rắc rối mà mọi người đang gặp phải và làm thế nào chúng ta có thể giúp đỡ mọi người”.

Đó cũng chính là ý tưởng giúp ông thành lập nên Taobao và đưa nó đến thành công.

Thời gian này cũng vậy, bất kỳ ai làm chủ doanh nghiệp cũng đang trải qua giai đoạn đặc biệt khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Lời khuyên của Jack Ma là mọi người cần tìm ra một hướng đi mới và thay đổi những thứ hiện tại. “Hãy suy ngẫm về những gì bạn thật sự muốn, những gì bạn có và những gì bạn cần từ bỏ hoặc giữ lại”.

Tiếp tục đọc

Được xem nhiều